Nhiều người quan tâm đến vấn đề: Khi bị cao huyết áp có nên uống sữa đậu nành không” bởi chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò không nhỏ giúp cải thiện sức khỏe. Vậy đáp án cho câu hỏi trên là gì và phải làm sao để cải thiện tình trạng cao huyết áp hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 140 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 90 mmHg), hoặc cả hai. Cao huyết áp không có nguyên nhân rõ ràng (vô căn/nguyên phát) là phổ biến nhất. Cao huyết áp do một nguyên nhân xác định (thứ phát) thường do chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh thận mạn hoặc hội chứng cường aldosteron tiên phát (hội chứng Conn),...

Thông thường, bệnh không biểu hiện thành triệu chứng lâm sàng rõ ràng, trừ khi huyết áp đã tăng rất cao hoặc tình trạng kéo dài.

Để điều trị, ngoài việc sử dụng thuốc hạ áp như: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn kênh calci,... thì việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng quan trọng không kém.

Bị cao huyết áp có nên uống sữa đậu nành không?

Trong 100gr đậu nành có 411 calo, 34gr đạm, 18gr chất béo, 165mg canxi, 11mg sắt. Trong khi đó, thịt bò loại ngon chỉ chứa 165 calo, 21gr đạm, 9gr chất béo, 10mg canxi, 2,7mg sắt. Vì thế, đậu nành được xem là “thịt thực vật” với nhiều người tin dùng.

Đậu nành giàu đạm và acid amin thiết yếu, nhiều vitamin nhóm B, E, các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na,… nên rất tốt cho sức khỏe. 1 trong những chế phẩm quen thuộc từ loại hạt này là sữa đậu nành.

Vậy người bị cao huyết áp có nên uống sữa đậu nành không?

Theo các chuyên gia, đậu nành rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Thực phẩm này giàu vitamin, lại không chứa nhiều chất béo, có tác dụng làm hạ cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch, đột quỵ,…).

Ngoài ra, sữa đậu nành chứa ít bột đường, có lợi cho những bệnh nhân béo phì, tiểu đường – đối tượng dễ mắc kèm các vấn đề trên hệ tim mạch.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng sản phẩm từ đậu nành, nhất là sữa đậu nành có thể giúp nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm xuống 25%, phòng chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ áp hiệu quả.

Vậy người cao huyết áp nên uống sữa đậu nành thế nào để tốt cho sức khỏe?

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, sữa đậu nành là 1 trong 10 loại thực phẩm – đồ uống dễ bị mất an toàn vệ sinh thực phẩm nhất. Do đó, để bảo vệ mình, người bị cao huyết áp chỉ nên dùng sản phẩm đảm bảo “sạch”.

Hạ áp với sản phẩm thảo dược chứa cao cần tây - Xu hướng mới dành cho người cao huyết áp

Sử dụng sữa đậu nành hay bất kỳ liệu pháp thay đổi lối sống – chế độ dinh dưỡng nào chỉ có thể giúp cải thiện 1 phần nhỏ chỉ số huyết áp. Vì thế, chuyên gia thường kê thêm cho bệnh nhân các loại thuốc tây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tân dược chỉ tác dụng trên 1 trong 5 cơ chế hạ áp (Độ nhớt máu cao; Mạch máu mất tính đàn hồi; Nhịp tim tăng; Lòng mạch bị hẹp; Thể tích tuần hoàn tăng) nên cần kết hợp ít nhất 2 nhóm thuốc mới đạt mục tiêu điều trị, đồng nghĩa với tăng tác dụng phụ. Hơn nữa, khi dùng thuốc, huyết áp sẽ hạ xuống cả lúc nghỉ ngơi và hoạt động, huyết áp hạ về ngưỡng rồi vẫn bị tụt quá mức, nên dễ gây mệt mỏi, thậm chí trụy tim mạch. Dù giúp hạ huyết áp tạm thời nhưng chưa có biện pháp nào tác động toàn diện vào đa cơ chế gây cao huyết áp mà không ảnh hưởng lên huyết áp bình thường, đảm bảo không gây mệt mỏi hoặc làm hạ áp quá mức (phần gốc).

Trước những bất cập trên, sản phẩm giúp hạ và ổn định huyết áp với thành phần chính là cao cần tây đã ra đời. Một nghiên cứu vào năm 2013 chứng minh: Cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38 mmHg. Tác dụng hạ áp kéo dài cả khi đã ngừng sử dụng (vì độ đào thải của hoạt chất N-butylphthalide có trong cần tây rất chậm). Cao cần tây chỉ tác động lên tình trạng cao huyết áp mà không ảnh hưởng trên huyết áp bình thường, không gây tụt huyết áp, rất phù hợp với bệnh nhân bị huyết áp không ổn định. Cao cần tây không độc, cả khi dùng liều rất cao là 5000mg/kg cân nặng. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới đây được thực hiện tại Indonesia năm 2019 cho kết quả: Cao cần tây vừa có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, vừa giúp giảm lipid máu.

Để nâng cao hiệu quả, các chuyên gia đã kết hợp cao cần tây với nhiều dược liệu khác như: Cao hoàng bá, cao tỏi, cao lá dâu tằm,... tạo nên viên nén tiện dùng. Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường tác động vào đa cơ chế gây huyết áp cao:

- Làm giảm độ nhớt máu nhờ chứa thành phần nattokinase.

- Làm giãn mạch và tăng tính đàn hồi của mạch máu với: Cao cần tây, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, cao tỏi.

- Điều hòa nhịp tim bằng: Cao cần tây, cao tỏi, kali clorid, dâu tằm, magiê citrate.

- Hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch nhờ: Cao tỏi, cao hoàng bá, cao cần tây.

- Giảm thể tích tuần hoàn máu nhờ thành phần chính cao cần tây. 

Sản phẩm giúp ổn định huyết áp từ nguyên nhân sâu xa bên trong, hạ và ổn định huyết áp lâu bền, có thể sử dụng với thuốc tây y mà không gây tương tác thuốc. 

Đặc biệt, sản phẩm nhận được sự tin dùng của hàng triệu người bị tăng huyết áp. Cụ thể, khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người dùng hài lòng khi dùng sản phẩm rất cao, lên tới 92,8%.

Câu hỏi: “Bị cao huyết áp có nên uống sữa đậu nành không?” đã được giải đáp. Để cải thiện cũng như phòng ngừa biến chứng cao huyết áp hiệu quả, ngoài việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, dùng thuốc điều trị theo chỉ định của chuyên gia, bạn hãy sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cao cần tây đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng mỗi ngày nhé!

Lê Yến