Nhiều người thắc mắc không biết, bị cao huyết áp uống cà phê được không? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta nên biết, cà phê có tác dụng kích thích sự hưng phấn thần kinh do tác động của caffeine. Ở người bình thường, uống cà phê sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe hoặc hoạt động hàng ngày. Vậy, đối với người bị cao huyết áp thì sao?
Bị cao huyết áp uống cà phê được không?
Khi mắc bệnh cao huyết áp, điều đầu tiên cần quan tâm đó là điều chỉnh lại lối sống, sinh hoạt sao cho hợp lý, từ đó cải thiện sức khỏe. Những thức ăn phù hợp với người cao huyết áp là rau củ tươi, cá nước lạnh, ngũ cốc nguyên hạt,… Bên cạnh đó cần giảm lượng dầu mỡ nạp vào trong bữa ăn, hạn chế ăn muối, đường.
Vậy người cao huyết áp uống cà phê được không?
Do có tác dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh, cà phê giúp cơ thể sảng khoái và tỉnh táo trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, thức uống này có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm, lo âu, các vấn đề về đường tiêu hóa, hệ tim mạch,…
Chính vì vậy, cần cân nhắc giữa các lợi ích và nguy cơ. Cà phê có gây hại cho sức khỏe không còn tùy thuộc vào sự dung nạp, thói quen sử dụng ở mỗi người. Theo các nghiên cứu, cafein có trong cà phê thường tốt cho sức khỏe khi tiêu thụ ít hơn 400 mg/ngày. Nếu uống nhiều hơn mức này có thể làm xuất hiện các tác động tiêu cực.
Caffeine có thể làm tăng huyết áp ngắn hạn (trong 3 - 6 giờ, cao nhất là sau khi uống 1 - 2 giờ). Một số nhà nghiên cứu tin rằng, cafein gây ức chế loại hormone có tác dụng giữ cho động mạch ở trạng thái bình thường. Theo vài nghiên cứu khác, chất cafein kích thích tuyến thượng thận giải phóng thêm adrenalin, gây cao huyết áp.
Theo dõi một số người thường xuyên dùng đồ uống chứa caffein thấy rằng, họ có huyết áp trung bình cao hơn những người không uống. Để kiểm tra xem cà phê có làm tăng huyết áp của bạn hay không, hãy đo huyết áp trước khi uống 1 tách cà phê 30 - 120 phút và sau khi dùng. Nếu tăng 5 - 10 mmHg, nghĩa là huyết áp của bạn nhạy cảm với cafein. Nếu bạn muốn cắt giảm lượng cà phê dùng mỗi ngày, hãy bớt từ từ để tránh tình trạng đau đầu do giảm đột ngột lượng caffein.
Như vậy, nếu bị cao huyết áp, bạn nên giới hạn lượng caffein nạp vào cơ thể trong khoảng dưới 200 mg/ngày. Bên cạnh đó, hãy tránh dùng cà phê ngay trước khi vận động mạnh nhé!
Bị cao huyết áp phải làm sao?
Để giảm nguy cơ cao huyết áp, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp ý. Bên cạnh đó, cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của chuyên gia. Bởi thuốc tây rất quan trọng trong việc điều trị cao huyết áp. Hiện nay, có một số nhóm tân dược thường được chỉ định, đó là:
- Nhóm lợi tiểu: Cơ chế của thuốc là làm hạn chế sự ứ nước trong cơ thể, nhờ đó giảm sức cản ngoại vi, dẫn đến hạ huyết áp.
- Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương: Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh, làm hạ huyết áp.
- Nhóm thuốc chẹn alpha: Thuốc ức chế sự giải phóng noradrenalin (chất làm cao huyết áp), do đó khiến huyết áp hạ.
- Nhóm thuốc chẹn beta: Thuốc ức chế thụ thể beta giao cảm ở tim và mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp.
- Nhóm thuốc đối kháng calci: Thuốc có tác dụng chặn dòng ion calci không cho đi vào tế bào cơ trơn, làm giãn mạch và từ đó hạ huyết áp.
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Cơ chế của thuốc là ức chế enzyme ACE, giúp giãn mạch, hạ huyết áp.
- Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II.
Bệnh nhân chỉ nên dùng các loại thuốc trên khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng, thay đổi loại thuốc, liều dùng hoặc dừng thuốc vì dễ đem đến nhiều hậu quả khó lường.
Thực tế, các thuốc điều trị hiện nay chỉ tác dụng trên 1 trong 5 cơ chế hạ áp (Độ nhớt máu cao; Mạch máu mất tính đàn hồi; Nhịp tim tăng; Lòng mạch bị hẹp; Thể tích tuần hoàn tăng) nên cần kết hợp ít nhất 2 nhóm thuốc mới đạt mục tiêu điều trị, đồng nghĩa với tăng tác dụng phụ. Hơn nữa, khi dùng thuốc, huyết áp sẽ hạ xuống cả lúc nghỉ ngơi và hoạt động, huyết áp hạ về ngưỡng rồi vẫn bị tụt quá mức, nên dễ gây mệt mỏi, thậm chí trụy tim mạch. Dù giúp hạ huyết áp tạm thời nhưng chưa có biện pháp nào tác động toàn diện vào đa cơ chế gây cao huyết áp mà không ảnh hưởng lên huyết áp bình thường, đảm bảo không gây mệt mỏi hoặc làm hạ áp quá mức (phần gốc).
Cải thiện cao huyết áp bằng sản phẩm thảo dược
Để kiểm soát chỉ số huyết áp, từ đó phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, bạn nên hạn chế dùng cà phê. Ngoài ra, nhiều người còn được kê đơn tân dược. Tuy nhiên, chúng lại có quá nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã ra đời như 1 giải pháp giúp khắc phục những hạn chế nêu trên. Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường tác động vào đa cơ chế gây cao huyết áp:
- Làm giảm độ nhớt máu nhờ nattokinase.
- Làm giãn mạch và tăng tính đàn hồi của mạch máu với: Cao cần tây, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, cao tỏi.
- Điều hòa nhịp tim bằng: Cao cần tây, cao tỏi, kali clorid, dâu tằm, magiê citrate.
- Hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch nhờ: Cao tỏi, cao hoàng bá, cao cần tây.
- Giảm thể tích tuần hoàn máu nhờ thành phần chính cao cần tây.
Đặc biệt, sản phẩm có thành phần chính là cao cần tây được nghiên cứu năm 2013 cho thấy: Cao cần tây giúp hạ huyết áp từ 23 – 38 mmHg. Tác dụng hạ huyết áp kéo dài ngay cả khi ngừng sử dụng do thành phần N – butylphthalide (NBP) trong cao cần tây đào thải chậm. Cao cần tây chỉ tác động lên tình trạng cao huyết áp mà không ảnh hưởng trên huyết áp bình thường, vì thế không gây tụt huyết áp, đặc biệt rất phù hợp với bệnh nhân bị huyết áp không ổn định. Cao cần tây không gây độc kể cả khi dùng liều rất cao (5000mg/kg cân nặng). Nghiên cứu tại Indonesia năm 2019 cho biết: Cao lá cần tây ngoài tác dụng hạ huyết áp (cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương) còn giúp giảm lipid máu.
Sản phẩm giúp ổn định huyết áp từ nguyên nhân sâu xa bên trong, hạ và ổn định huyết áp lâu bền, có thể sử dụng với thuốc tây y mà không gây tương tác thuốc.