“Người bị huyết áp cao có uống được lá vối không?” là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bởi chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong cải thiện sức khỏe. Vậy, đáp án cho câu hỏi trên là gì? Ngoài ra, người bị cao huyết áp nên dùng sản phẩm nào để ổn định huyết áp cũng như phòng ngừa biến chứng? Hãy cùng tìm hiểu!

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp là căn bệnh thường gặp ở đối tượng béo phì, thừa cân, người cao tuổi hay những người mắc một số những bệnh lý liên quan khác như: Tiểu đường, mỡ máu cao hoặc đôi khi là do di truyền. Bệnh lý này xuất hiện khi áp lực máu trong các động mạch tăng cao, tỷ lệ thuận theo mỗi nhịp đập của tim.

Huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch, nếu áp lực này quá cao sẽ khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng lượng máu mang oxy mà các cơ quan cần. Chính vì vậy, nếu huyết áp tăng quá cao rất dễ dẫn đến đột quỵ, kèm theo những cơn đau tim, ngoài ra còn dễ khiến thận bị tổn thương.

Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) năm 2017, cao huyết áp là khi có huyết áp tâm thu từ 120 - 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.

Để cải thiện cao huyết áp thì một chế độ ăn uống khoa học là rất quan trọng. Theo đó, có những thức ăn, đồ uống mà người bệnh nên sử dụng, một số khác lại không. Thường thì người bệnh sẽ được khuyên ăn nhiều rau quả, hạn chế dầu mỡ. Vậy, đối với nước lá vối thì sao? Nó có gây hại gì không? Hãy cùng tìm hiểu!

Người bị huyết áp cao có uống được lá vối không?

Phương pháp dùng thảo dược điều trị bệnh trong dân gian được truyền lại từ nhiều đời, trong đó có lá vối. Nước vối là thức uống được nhiều người yêu thích. Vậy lá vối có tác dụng gì và những ai có thể uống lá vối? Người huyết áp cao có uống được lá vối không?

Cây vối có tên khoa học là cleistocalyx operculatus, thuộc họ sim, mọc nhiều ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta, cây vối có nhiều ở miền Bắc. Cây thường cao khoảng 5 – 6m, đường kính có thể lên đến 50cm. Lá vối dai, cứng. Có 2 loại là lá vối nếp và lá vối tẻ, trong đó, lá vối tẻ thường to hơn lá nếp. Hoa vối gần như không có cuống, màu trắng hoặc lục nhạt. Quả vối hình trứng, đường kính 7 – 12mm, khi chín có màu tím đậm. Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu nên thường được dùng để hãm lấy nước uống.

Về công dụng theo đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp tăng cảm giác ngon miệng, tiêu hóa tốt. Lá vối đun nước uống có thể trợ giúp chữa viêm gan, vàng da, viêm da, mẩn ngứa,…

Theo y học hiện đại, trong nước lá vối tươi có chứa:

- Hoạt chất tanin: Là chất chống oxy hóa vô cùng tuyệt vời cho cơ thể.

- Các khoáng chất và vitamin bổ dưỡng.

- 4% tinh dầu trong lá vối có mùi thơm dễ chịu, giúp chống lại vi khuẩn.

Các nghiên cứu dược lý cho rằng, lá vối có đặc tính hạ đường huyết, chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tim mạch. Ở Brazil, việc sử dụng cây thuốc để chăm sóc sức khỏe là điều rất được coi trọng. Do đó, chính phủ nước này đã xây dựng chương trình bảo tồn các cây thuốc trong tự nhiên. Trong danh sách này, cây vối đứng ở vị trí thứ 64. Tuy nhiên, chưa có bất cứ chỉ định sử dụng nào cho cây vối. Chính vì thế, một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đánh giá về tác dụng hạ huyết áp của chiết xuất hydroalcoholic có trong lá vối trên chuột mắc chứng huyết áp cao.

Theo đó, nhóm nghiên cứu tiến hành gây mê chuột và tiêm thuốc đặc trị cùng chiết xuất hydroalcoholic. Kết quả cho thấy, chiết xuất lá vối có tác dụng hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim ở chuột thông qua việc điều chỉnh nồng độ canxi nội bào, làm giãn mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn. Đây là một tín hiệu tốt cho “công cuộc” điều trị huyết áp cao.

Như vậy có thể thấy, người bị huyết áp cao không chỉ uống được lá vối mà loại nước này còn giúp ổn định huyết áp, cải thiện bệnh tim mạch.

Những lưu ý để dùng lá vối đạt hiệu quả cao

Uống nước lá vối mang lại nhiều lợi ích đáng kể, tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng nó. Có một vài điều mà bạn cần nắm được về loại lá này như sau:

- Người bị huyết áp thấp khi đang đói, tuyệt đối không nên dùng nước lá vối.

- Không uống nước vối quá đặc hoặc dùng nhiều lần trong ngày. Điều này dễ gây đầy bụng, trướng bụng, khó chịu cho cơ thể, thậm chí là choáng váng.

- Một số cách pha nước vối:

+ Nước lá vối tươi: Rửa sạch 5 - 7 lá vối tươi, sau đó hơ qua lửa nóng để lá vối héo lại, điều này giúp nước không bị ngái. Sau đó, cho lá vào hãm với nước sôi để uống như nước chè.

+ Nước lá vối khô: Lá vối được phơi khô để bảo quản dễ dàng hơn. Cách sử dụng cũng tương tự như lá tươi - cho lá nước sôi vào để hãm uống hàng ngày như uống trà.

- Cách bảo quản nước lá vối khi không sử dụng: Nước lá vối tươi có thể được bảo quản trong tủ lạnh tối đa lên tới 2 - 3 ngày khi không sử dụng. Không nên để nước lá vối qua đêm ở môi trường bên ngoài, bởi lẽ điều này sẽ khiến cho nước vối bị thiu.

Thanh Anh