Khi bị cao huyết áp ăn thịt bò được không – đây là vấn đề rất nhiều người quan tâm, bởi một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng hơn. Vậy, đáp án cho câu hỏi trên là gì và nên làm thế nào để đẩy lùi bệnh cao huyết áp hiệu quả? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết, bạn nhé!
Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp
Khi máu di chuyển trong mạch với áp lực quá lớn thì bạn có nguy cơ bị cao huyết áp. Lúc đó, tim sẽ phải hoạt động với cường độ lớn hơn, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, mắc bệnh thận, mỡ máu và tiểu đường cũng tăng lên.
Gọi là cao huyết áp khi chỉ số lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. Bệnh lý này sẽ diễn biến khó lường và dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.
Để điều trị cao huyết áp, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc cũng như thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Người cao huyết áp ăn thịt bò được không?
Việc thêm vào thực đơn những thực phẩm phù hợp và hạn chế một số món ăn được chứng minh là có tác dụng tốt tới huyết áp. Vậy người cao huyết áp ăn thịt bò được không? Theo các nhà dinh dưỡng học, thịt bò rất bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Một số lợi ích mà thực phẩm này đem lại là:
- Giúp tăng cường cơ bắp nhờ giàu axit amin.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Bổ huyết nhờ chứa nhiều vitamin B6, protein và sắt.
- Vitamin B12 có trong thịt bò cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào, thúc đẩy chuyển hóa chuỗi axit amin, cung cấp năng lượng khi cơ thể hoạt động.
- Giàu magie, kẽm, kali,… tham gia tổng hợp protein, giúp chống oxy hóa, tăng trưởng cơ bắp, sản xuất hormone,…
Tuy nhiên, nếu người cao huyết áp ăn nhiều thịt bò thì lại rất có hại cho sức khỏe!
Giới chuyên gia khuyến cáo rằng, người bị huyết áp cao nên hạn chế lượng chất béo bão hòa nạp vào qua khẩu phần ăn uống. Trong khi đó, thịt bò lại chứa một lượng lớn thành phần này.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, người bệnh cao huyết áp chỉ nên tiêu thụ 13 gam chất béo bão hòa/ngày và thay thế chúng bằng chất béo tốt (ví dụ như: Chất béo không bão hòa đơn hoặc không bão hòa đa có trong các loại hạt, quả bơ và cá).
Tuy vậy, người bệnh không nên kiêng hoàn toàn các loại thịt. Tốt hơn hết, hãy áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng với lượng thịt vừa phải trong ngày. Nếu bị cao huyết áp, lượng thịt sử dụng mỗi ngày không nên quá 100 gam.
Người bị huyết áp cao nên ăn gì thì tốt?
Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp, bạn nên bổ sung chúng vào khẩu phần ăn:
- Cần tây: Nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi tiểu, giảm lipid máu và hạ huyết áp.
- Cải cúc: Chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thông thoáng đầu óc và hạ huyết áp.
- Rau muống: Chứa nhiều canxi nên rất có lợi để duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch cũng như huyết áp trong giới hạn bình thường. Đây là loại rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.
- Cà chua: Thực phẩm này rất giàu vitamin C và P. Ăn mỗi ngày 1 - 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất hiệu quả.
- Cà rốt: Giúp làm mềm thành mạch, cải thiện rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Tốt nhất hãy chọn củ tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống; Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 50ml. Đây là nước giải khát rất tốt cho người bị cao huyết áp kèm tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Ngoài ra, một số thức ăn khác người bị cao huyết áp cũng nên dùng là: Hành tây, nấm hương, mộc nhĩ, tỏi, hải tảo, đậu hà lan, đậu xanh, táo, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột,…
Vì sao người bị cao huyết áp nên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa cần tây?
Các nhà khoa học cho biết, cao cần tây có khả năng kiểm soát huyết áp cực tốt. Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy: Cao cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38 mmHg. Tác dụng hạ áp này kéo dài ngay cả khi đã ngừng sử dụng do độ đào thải của hoạt chất N-butylphthalide trong cần tây ra khỏi cơ thể rất chậm. Cao cần tây chỉ tác động lên tình trạng cao huyết áp mà không ảnh hưởng trên huyết áp bình thường (normotensive), vì thế không gây tụt huyết áp, đặc biệt rất phù hợp với bệnh nhân bị tình trạng huyết áp không ổn định. Cao cần tây không độc ngay cả khi dùng liều rất cao là 5000mg/kg cân nặng. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới đây được thực hiện tại Indonesia năm 2019 cho thấy: Cao lá cần tây vừa có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, vừa giúp giảm lipid máu.
Cần tây giúp cải thiện cao huyết áp
Tuy nhiên, cần tây khi dùng đơn lẻ thì cho hiệu quả không cao bằng công thức kết hợp. Vì thế, bạn nên sử dụng sản phẩm được phối hợp với các thành phần quý khác với tỷ lệ chuẩn như: Magiê citrate có tác dụng trấn tĩnh tế bào thần kinh; Chiết xuất tỏi giúp thông thoáng lòng mạch máu; Kali clorua giảm áp lực trong thành mạch máu; Nattokinase làm giảm nồng độ fibrinogen huyết tương, giảm độ nhớt của máu và độ dính của hồng cầu, còn hoàng bá thì lại có khả năng ức chế α-adrenoceptor (các thụ thể giả định tồn tại trên màng tế bào thần kinh của hệ thần kinh giao cảm); Berberin – hoạt chất chứa trong cao hoàng bá có tác dụng hạ cholesterol máu nên giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, làm thông thoáng lòng mạch cũng là giúp làm hạ huyết áp.
Sản phẩm giúp làm giảm mỡ máu, giãn mạch, dưỡng tâm, hỗ trợ hạ huyết áp và dần ổn định huyết áp theo hoạt động của cơ thể. Hơn nữa, sản phẩm còn tác động vào cả 5 yếu tố chính gây cao huyết áp đó là: Giảm độ nhớt máu; Làm giãn và tăng tính đàn hồi của mạch máu; Điều hòa nhịp tim; Hạ mỡ máu, giảm áp lực của dòng máu; Giảm thể tích tuần hoàn máu, từ đó ổn định huyết áp một cách từ từ, không gây giảm đột ngột. Vì vậy, sản phẩm phù hợp cho tình trạng cao huyết áp, các trường hợp có nguy cơ bị cao huyết áp: Người thường xuyên căng thẳng tâm lý, tăng lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, người béo phì, người ít hoạt động thể lực.
Câu hỏi người cao huyết áp ăn thịt bò được không đã có lời giải đáp. Để cải thiện sức khỏe, ngoài uống thuốc điều trị cao huyết áp theo chỉ định của chuyên gia, bạn hãy xây dựng chế độ ăn uống - vận động khoa học và sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cao cần tây mỗi ngày nhé!
Thanh Lam