Người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không là câu hỏi mà khá nhiều người quan tâm nhưng vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Từ xa xưa, cao ngựa đã được sử dụng như một loại thuốc bổ tốt cho trẻ còi xương, người bị đau mỏi khớp,… Vậy, cao ngựa có tác dụng như thế nào đối với người bị cao huyết áp? Bài viết này sẽ giúp bạn đi tìm lời giải đáp.
Cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Cao huyết áp là chứng bệnh mạn tính, xảy ra khi áp lực của máu lên thành mạch quá lớn. Huyết áp ở người lớn thường là dưới 120/80 mmHg, trong đó, 120 gọi là chỉ số huyết áp tâm thu, 80 là chỉ số huyết áp tâm trương. Gọi là cao huyết áp khi có chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. Bệnh cao huyết áp có thể biểu hiện bằng các dấu hiệu như: Nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn mửa, mỏi mệt,... Nhưng cũng có những trường hợp không xuất hiện các triệu chứng trên. Để chẩn đoán bệnh, cách thông thường là dựa vào chỉ số đo huyết áp. Bệnh cao huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng lên hàng loạt cơ quan, cụ thể là:
Biến chứng tại não
- Cơn thiếu máu não thoáng qua.
- Suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ.
- Đột quỵ (tai biến mạch máu não) gồm nhồi máu não và xuất huyết não (chảy máu não, đứt mạch máu não).
- Bệnh não do cao huyết áp (nôn mửa, chóng mặt, co giật, hôn mê,…).
Biến chứng tại tim
Bệnh mạch vành gồm: Thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột tử do tim. Lâu ngày gây suy tim.
Biến chứng trên mạch máu
Cao huyết áp gây bóc tách động mạch chủ, vữa xơ động mạch, viêm tắc động mạch chân.
Biến chứng trên thận
Áp lực máu cao dễ gây tổn thương mạch máu, có thể dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối hoặc suy thận. Các tổn thương tại thận làm tăng tiết renin, khiến bệnh cao huyết áp càng nghiêm trọng hơn.
Biến chứng tại mắt
Cao huyết áp gây tổn thương các mạch máu, dẫn đến mờ mắt, thậm chí mù lòa,...
Về mặt sức khỏe, tất cả biến chứng này đều làm bệnh nặng dần, tỷ lệ bị tàn tật nhiều (62% bị đột quỵ, 49% đau thắt ngực); Gây tử vong hoặc suy giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm. Về mặt tài chính, cao huyết áp làm tiêu tốn tiền của của người bệnh.
Nguyên nhân gây cao huyết áp
Khoảng 10% số người bị cao huyết áp là do mắc phải một bệnh lý khác (gọi là cao huyết áp thứ phát). Khi các nguyên nhân gốc rễ được điều trị, huyết áp thường trở lại bình thường hoặc giảm đi đáng kể. Những nguyên nhân này bao gồm:
- Bệnh thận mạn tính.
- Ngừng thở khi ngủ.
- Các khối u hoặc bệnh khác của tuyến thượng thận.
- Hẹp động mạch chủ.
- Rối loạn chức năng tuyến giáp.
Ở 90% các trường hợp còn lại là cao huyết áp nguyên phát (không xác định được chính xác nguyên nhân). Một số yếu tố được cho là góp phần gây cao huyết áp là:
- Tuổi: Càng lớn tuổi, khả năng bị cao huyết áp càng tăng, đặc biệt là huyết áp tâm thu vì các động mạch bị xơ cứng.
- Béo phì: Béo phì được định nghĩa là cân nặng vượt quá 30% trọng lượng khỏe mạnh. Nó liên quan rất chặt chẽ với cao huyết áp. Người béo phì dễ bị cao huyết áp hơn 2 - 6 lần so với người có cân nặng trong phạm vi khỏe mạnh.
- Tiền sử gia đình (tính di truyền): Xu hướng bị cao huyết áp thường xuất hiện trong cùng gia đình.
- Giới tính: Thông thường, đàn ông có nguy cơ bị cao huyết áp lớn hơn so với phụ nữ.
- Sử dụng nhiều muối (natri), uống rượu, cà phê, chè đặc, hút thuốc lá đều làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp.
- Ít tập thể dục (không hoạt động thể chất): Lối sống ít vận động góp phần gây béo phì và cao huyết áp.
- Dùng thuốc: Một số thuốc như amphetamin (chất kích thích), thuốc giảm cân, thuốc tránh thai, thuốc điều trị cảm lạnh và dị ứng có xu hướng gây cao huyết áp.
Nắm rõ được nguyên nhân gây cao huyết áp chính là bước đầu tiên và rất quan trọng quyết định quá trình điều trị bệnh có hiệu quả không. Có thể thấy, chế độ ăn uống không lành mạnh góp phần không nhỏ gây nên tình trạng cao huyết áp. Vì thế, bạn nên thật cẩn trọng với những thực phẩm mình tiêu thụ.
Người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?
Ở Việt Nam, xu hướng sử dụng cao ngựa để tăng cường sức khỏe là phổ biến. Tuy vậy, nhiều người còn chưa có đủ hiểu biết về sản phẩm này, dẫn đến tình trạng lạm dụng hoặc dùng không đúng cách, gây lãng phí, thậm chí là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của cao ngựa
Theo y học cổ truyền, cao xương ngựa vị ngọt, tính bình, là vị thuốc bổ có tác dụng tốt với chứng đau nhức xương khớp, làm mạnh gân, cường cơ, phòng chống loãng xương, bồi bổ cơ thể. Trẻ em bị suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh, người lao động nặng nhọc, độc hại, người già kém ăn mất ngủ,… đều có thể dùng được cao xương ngựa. Cao xương ngựa có 17 loại acid amin quan trọng cho sức khỏe con người, trong đó, 10 loại acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Chúng tham gia cấu tạo nên protein của cơ thể. Vậy người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?
17 loại acid amin cùng với hàm lượng protein cao khiến cao xương ngựa trở thành sản phẩm tốt cho việc bồi bổ cơ thể và phòng chống nhiều loại bệnh tật ở các lứa tuổi. Ngoài ra, cao ngựa còn chứa một lượng lớn collagen, canxi và phốt pho hữu cơ, dễ hấp thu và không độc. Với một vài căn bệnh có hiện tượng giảm canxi trong máu như: Bệnh tim mạch, cao huyết áp, đau đầu, khó ngủ, khó thở, hụt hơi, cơ thể bị chuột rút liên tục thì việc sử dụng cao ngựa cũng có hiệu quả nhất định.
Khi dùng cao ngựa cần lưu ý điều gì?
Tất cả mọi người, đặc biệt là đối tượng bị bệnh cao huyết áp cần phải lưu ý đến vấn đề sau khi dùng cao ngựa: Nếu sử dụng sản phẩm này quá nhiều hoặc không đúng cách, bạn sẽ có nguy cơ bị béo phì, thừa cân - đây là yếu tố làm bệnh tăng huyết áp trầm trọng hơn.
Ngoài ra cũng phải nói thêm rằng, cao xương ngựa là thực phẩm rất giàu đạm, vì vậy những người bị bệnh cấp tính ngoài da và đau khớp xương như: Giời leo, bệnh gút khi lên cơn đau cấp tính (nồng độ axit uric trong máu tăng lên từ 7 - 8 mg/dl), người có dấu hiệu suy thận, trẻ em dưới 6 tháng tuổi,... đều không nên dùng cao xương ngựa.
Như vậy, đối tượng bị cao huyết áp có kèm theo bệnh nền như: Gút, rối loạn chuyển hóa, béo phì, tổn thương tại thận,... tốt nhất không nên dùng cao ngựa. Người chỉ bị riêng bệnh cao huyết áp có thể dùng sản phẩm này với lượng vừa phải để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Giải pháp từ thảo dược cho người cao huyết áp
Người bệnh cao huyết áp có thể sử dụng cao ngựa với lượng vừa phải, kết hợp với vận động vừa sức để tránh tình trạng béo phì. Ngoài ra, để kiểm soát tốt huyết áp thì việc sử dụng thuốc tây theo chỉ định là rất quan trọng. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm. Đứng trước thực tế đó, nhiều người mắc bệnh cao huyết áp và cả các chuyên gia đã đặt niềm tin vào những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ hạ huyết áp an toàn, hiệu quả.
Với thành phần chính là cao cần tây, kết hợp với cao tỏi, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, nattokinase, kali clorua,... Sản phẩm đáp ứng được cả mục tiêu trước mắt và lâu dài trong điều trị cao huyết áp, có tác dụng lợi tiểu, giúp giãn mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn máu, trấn tĩnh, an thần kinh, góp phần làm giảm sức cản ngoại vi dẫn đến hạ áp. Đồng thời, sản phẩm giúp giảm cholesterol máu, giảm lipid máu nên làm thông thoáng lòng mạch, hạ huyết áp, tăng chuyển hóa lipid tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Văn Lâm
Người bị tăng huyết áp do xơ vữa.
Những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, tăng lipid máu, xơ vữa động mạch.. Huyết áp chị thường cao bao nhiêu? Chị chia sẻ cụ thể hơn để được hỗ trợ tư vấn cụ thể nhé! Chúc chị cùng gia đình sức khỏe!