Cao huyết áp là bệnh lý rất dễ mắc phải ở mọi lứa tuổi, giới tính. Các biểu hiện cao huyết áp thường không rõ ràng, dễ làm người ta lầm tưởng với những bệnh lý khác, dẫn đến tâm lý chủ quan. Khi huyết áp lên cao mà không được kiểm soát sẽ rất nguy hiểm. Hiện nay, giới chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cao huyết áp.

Huyết áp 160/100 mmHg có nguy hiểm không?

Huyết áp là áp lực tác động lên thành mạch để đưa máu đến nuôi tim và các cơ quan. Mỗi độ tuổi có một chỉ số huyết áp chuẩn riêng mà mọi người cần duy trì để ổn định sức khỏe. Chỉ số huyết áp gồm 2 thông số: Huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương. Ở người trưởng thành, huyết áp tối ưu ở mức khoảng 120/80 mmHg. Cao huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên thành mạch tăng lên. Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, cao huyết áp được phân theo 3 giai đoạn để theo dõi sự tiến triển của bệnh:

– Giai đoạn 1: Huyết áp từ 140/90 – 159/99 mmHg.

– Giai đoạn 2: Huyết áp từ 160/100 – 179/109 mmHg. 

– Giai đoạn 3: Huyết áp từ 180/100 mmHg trở lên.

Huyết áp ở mức 160/100 mmHg tức là cao huyết áp giai đoạn 2. Lúc này, cơ thể có biểu hiện của tổn thương các cơ quan như: Dày thất trái, hẹp động mạch võng mạc khi soi đáy mắt, nước tiểu có protein, tăng nhẹ creatinin máu (1,2 – 2 mg/dl), siêu âm hoặc chụp X-quang thấy mảng vữa xơ ở động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch chậu và động mạch đùi. Nếu không kiểm soát kịp thời, cao huyết áp sẽ là nguy cơ hàng đầu gây biến chứng tim mạch, dẫn đến tử vong. Có hơn 90% số trường hợp cao huyết áp vô căn (không có nguyên nhân cụ thể) và người bệnh cần phải điều trị bằng thuốc suốt đời để kiểm soát huyết áp ở mức ổn định. Các trường hợp cao huyết áp còn lại có thể xác định được nguyên nhân (do bệnh thận, bệnh cushing,…) điều trị hết bệnh thì huyết áp sẽ được kiểm soát. Do đó, bạn cần chủ động tìm hiểu và điều trị ngay để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp.

Điều trị khi huyết áp 160/100 mmHg như thế nào?

Việc điều trị cao huyết áp như thế nào sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: Mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của người mắc, thói quen sinh hoạt hàng ngày, tiền sử bệnh án trước đây, tuổi tác,… Khi huyết áp lên đến 160/100 mmHg, chỉ định bắt buộc đầu tiên là sử dụng thuốc hạ áp. Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc khác nhau được sử dụng trong điều trị cao huyết áp như: Nhóm thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc chẹn bêta, nhóm thuốc ức chế men chuyển, nhóm thuốc chẹn kênh canxi, nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, nhóm tác dụng lên hệ thần kinh trung ương,… Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bằng thuốc phù hợp, kết hợp với lời khuyên thay đổi lối sống.

Hầu hết các thuốc điều trị cao huyết áp đều có tác dụng phụ. Cụ thể:

- Nhóm thuốc lợi tiểu: Có thể gây hạ huyết áp thể đứng hoặc biến đổi nồng độ lipid máu, làm hạ canxi, kali, magiê máu, liệt dương (nam giới) và tăng đường huyết.

- Nhóm thuốc chẹn beta: Gây co thắt mạch ngoại vi, làm chậm nhịp tim, co thắt phế quản, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ.

- Nhóm ức chế men chuyển: Gây suy thận, phù mạch, nhức đầu, mệt mỏi, sụt cân, choáng váng, rối loạn men gan, đau cơ - khớp, dẫn đến liệt dương (nam giới), hạ huyết áp thể đứng, buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, phù ngoại vi, đặc biệt là ho khan dai dẳng không có thuốc nào chữa được.

- Nhóm chẹn kênh canxi: Có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, hồi hộp, choáng váng,...

- Nhóm thuốc giãn mạch: Làm nhịp tim nhanh, biểu hiện đánh trống ngực, hồi hộp, đỏ bừng mặt, giữ nước, sung huyết mũi, đau ngực, sử dụng lâu ngày có thể khiến mô liên kết bị tổn hại, gây nên bệnh lupus.

- Nhóm thuốc tác động vào hệ thần kinh trung ương: Gây khô miệng, buồn ngủ, giữ nước, nhịp tim chậm, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, nôn.

Khi huyết áp 160/100 mmHg có dùng thảo dược được không?

Như vậy, điểm qua một số nhóm thuốc trong điều trị cao huyết áp thì nhóm nào cũng có tác dụng phụ. Để khắc phục tình trạng này, hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cao cần tây đang được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin dùng. Một số nghiên cứu về tác dụng của cần tây cho thấy: Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời, cần tây còn có tác dụng làm giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường. Ngoài ra, sản phẩm còn là sự kết hợp của các thảo dược quý khác như: Cao hoàng bá, chiết xuất tỏi, cao lá dâu tằm, nattokinase, magiê citrate,…

Thu Quỳnh