Bệnh cao huyết áp rất phổ biến trong xã hội hiện đại, nhưng không phải ai cũng có đủ hiểu biết chính xác về bệnh lý nguy hiểm này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc tất cả những thông tin hữu ích về bệnh cao huyết áp.
Bệnh cao huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực tác động lên thành động mạch để đưa máu từ tim đi đến các cơ quan, tổ chức trong cơ thể. Huyết áp được xác định thông qua hai con số. Số đầu tiên là huyết áp tâm thu, đại diện cho áp lực trong các mạch máu khi tim đập hoặc co bóp. Số thứ hai là huyết áp tâm trương, là con số đại diện cho áp lực trong mạch máu ở các thời gian nghỉ của tim.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), bệnh cao huyết áp được định nghĩa là khi đo huyết áp vào hai ngày khác nhau, số đo của huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc số đo của huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg ở cả hai ngày đo.
Đo huyết áp - Cách tốt nhất để xác định bệnh cao huyết áp
Biểu hiện bệnh cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi chứng bệnh này không có biểu hiện rõ ràng. Ở giai đoạn đầu của bệnh, người mắc có thể không thấy xuất hiện triệu chứng gì. Chỉ đến khi bệnh chuyển sang những biến chứng nghiêm trọng thì biểu hiện của bệnh mới trở nên rõ ràng. Do đó, để tránh gặp phải nhiều vấn đề bất lợi cho sức khỏe thì người bệnh nên kiểm tra huyết áp của mình thường xuyên.
Người bệnh nên lưu ý những triệu chứng mà cơ thể cảnh báo như: chảy máu cam, tim đập không đều, đau đầu vào sáng sớm, ù tai, thị lực thay đổi. Ngoài ra, khi bệnh cao huyết áp trở nên trầm trọng, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như: đau ngực, lú lẫn, run cơ, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, lo lắng.
Cách duy nhất để phát hiện bệnh cao huyết áp là đo các chỉ số. Người bệnh có thể tự kiểm tra các chỉ số huyết áp của mình tại nhà thông qua máy đo. Tuy nhiên, sự đánh giá các chỉ số của nhân viên y tế rất cần thiết. Từ đó, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề sức khỏe liên quan sẽ được tìm cách khắc phục.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Bệnh cao huyết áp được chia làm 2 loại: tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.
Ở tăng huyết áp nguyên phát thì những nguyên nhân dẫn tới bệnh có thể bao gồm:
- Thể tích huyết tương tăng.
- Sự thay đổi các hormone.
- Những yếu tố tác động từ bên ngoài như: ít vận động, căng thẳng kéo dài.
Tăng huyết áp thứ phát có thể là một biến chứng của một tình trạng bệnh cụ thể. Người mắc bệnh thận mạn tính cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh cao huyết áp. Do chức năng của màng lọc cầu thận bị suy giảm, lượng dịch ứ đọng trong cơ thể có thể dẫn tới tăng thể tích tuần hoàn. Điều này chính là một cơ chế chính của bệnh cao huyết áp.
Ngoài ra còn một số bệnh lý khác cũng là nguyên nhân gây bệnh như:
- Béo phì.
- Đái tháo đường.
- Hội chứng Cushing: Có thể được gây ra bởi các thuốc Corticosteroid.
- Bệnh cường giáp.
- Rối loạn tiết cortisol ở tuyến thượng thận.
- Chứng ngưng thở khi ngủ.
- Phụ nữ mang thai.
Đi cùng với những nguyên nhân, những yếu tố nguy cơ sau cũng có gây bệnh cao huyết áp:
Tuổi tác: Bệnh cao huyết áp xảy ra phổ biến ở độ tuổi từ 60 trở lên. Càng cao tuổi thì thành mạch càng trở nên kém dẻo dai, đàn hồi. Nguy cơ hình thành các mảng vữa xơ cao hơn. Điều này khiến người già dễ mắc chứng bệnh này hơn.
Sử dụng bia, rượu và thuốc lá: Thường xuyên sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu, bia không những làm tăng nguy cơ béo phì mà còn khiến người dùng dễ mắc bệnh cao huyết áp.
Giới tính: Theo đánh giá được đăng trên Pubmed năm 2018 cho thấy, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hơn nữ giới. Tuy nhiên, kết quả của đánh giá chỉ xảy ra ở nữ giới độ tuổi sau mãn kinh.
Địa lý: Tùy theo phân vùng địa lý thì nguy cơ mắc bệnh sẽ là khác nhau. Những người ở Châu Âu có nguy cơ gặp phải chứng bệnh này cao hơn Châu Á. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do thể trạng và cân nặng khác nhau giữa các vùng.
Thừa cân, béo phì: Ở những người này khả năng mắc chứng xơ vữa động mạch cao hơn. Động mạch xơ hóa gây cản trở sự lưu thông máu trong lòng mạch và khiến áp lực máu tăng lên từ đó gây bệnh cao huyết áp.
Các bệnh lý mắc kèm: Bệnh tiểu đường, mỡ máu tăng cao, bệnh thận và một số bệnh lý khác.
Các yếu tố khác: Ăn quá mặn, nhiều chất béo, kém vận động, nồng độ kali trong cơ thể thấp và căng thẳng kéo dài.
Di truyền: Trong gia đình có người từng bị tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Bệnh cao huyết áp và cách điều trị
Nhiều người mắc bệnh thường băn khoăn với câu hỏi “Bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không?”. Câu trả lời là bệnh cao huyết áp nếu không được chữa trị và kiểm soát đúng cách sẽ để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Vậy bệnh cao huyết áp có chữa khỏi được không?
Người bệnh tăng huyết áp cần phải uống thuốc mỗi ngày để kiểm soát huyết áp của mình. Khi huyết áp được kiểm soát thì người bệnh có thể sinh hoạt giống như người khỏe mạnh bình thường. Người bệnh cần phải đi khám để có được những chẩn đoán chính xác của bác sĩ và sử dụng thuốc điều trị thích hợp.
Một số thuốc thường dùng điều trị bệnh cao huyết áp:
- Thuốc lợi tiểu: Thiazid (hydroclorothiazid), furosemid, lợi tiểu ức chế CA (acetazolamid)
- Thuốc ức chế men chuyển: Enalapril, perindopril, captopril, lisinopril.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Amlodipin.
- Thuốc giãn mạch: Nifedipin.
- Thuốc ức chế thụ thể adrenergic: Metoprolol, atenolol.
Sử dụng thuốc tây trong điều trị cao huyết áp
Mức độ nguy hiểm của cao huyết áp
Ở thời kỳ đầu, người bị cao huyết áp rất chủ quan không chú trọng việc kiểm soát huyết áp của mình. Tuy nhiên, nếu huyết áp không được điều chỉnh về ngưỡng ổn định trong thời gian dài sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Khi áp lực trong lòng mạch quá cao, động mạch cứng lại, giảm lượng máu và oxy cung cấp cho cơ tim dẫn đến tổn thương tim. Mà biểu hiện của những tổn thương này cụ thể như sau:
Đau thắt ngực: Áp lực mạch máu tăng cao tác động lên thành mạch. Điều này khiến sự lưu thông máu khó hơn. Dòng máu tắc nghẽn, lưu thông khó khăn hơn có thể ảnh hưởng tới tim và dẫn tới biến chứng đau thắt ngực.
Đau tim: Hiện tượng này xảy ra khi dòng máu đến cơ tim bị tắc nghẽn, cơ tim bị thiếu oxy dẫn tới các tế bào này bị chết. Điều này diễn ra càng lâu thì mức độ tổn thương lên tim càng lớn.
Suy tim: Tim không thể cung cấp đủ máu và oxy đến các tổ chức trong cơ thể. Điều này dẫn đến tín hiệu truyền đi và cơ tim lại phải hoạt động nhiều hơn, lâu dần chức năng tim dần suy yếu.
Nhịp tim không đều: Điều này có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ rất cao.
Không chỉ gây những biến chứng trên tim, bệnh còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng trên các cơ quan khác như: thận, mắt, não.
4 sai lầm phổ biến khi nghĩ về bệnh cao huyết áp
“Bệnh cao huyết áp chẳng có gì nghiêm trọng”
Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm về bệnh cao huyết áp. Nếu như duy trì quan điểm sai lầm này ngay từ giai đoạn đầu của bệnh thì khả năng để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh.
Những hiểu lầm này có thể bắt nguồn từ việc bệnh không có biểu hiện triệu chứng cụ thể ở giai đoạn đầu của bệnh. Chỉ đến khi bệnh chuyển biến nặng hơn thì những biểu hiện mới bắt đầu rõ ràng. Như đã nói ở trên, bệnh cao huyết áp để lại rất nhiều biến chứng nặng nề trên tim, thận, thịc giá, thần kinh trung ương. Về lâu dài, nếu huyết áp không được kiểm soát thì bệnh sẽ trở nên rất nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
“Bệnh cao huyết áp không thể phòng ngừa, ngăn chặn”
Bất kỳ một loại bệnh nào đều có những căn nguyên gây ra. Tăng huyết áp cũng không phải là một ngoại lệ, bệnh do nhiều nguyên nhân tạo ra. Tuy nhiên, chỉ cần bạn nắm vững những kiến thức căn bản về bệnh thì bạn vẫn có thể phòng tránh được căn bệnh này. Vận động thể lực, kiểm soát cân nặng, thay đổi thói quen ăn uống, sống khoa học sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong quá trình phòng tránh bệnh cao huyết áp.
“Chỉ số huyết áp nằm ở mức cho phép thì không có gì phải lo ngại cả”
Không phải ngẫu nhiên mà cao huyết áp lại được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ngay cả khi huyết áp nằm trong ngưỡng cho phép (120/80 mmHg) thì nguy cơ đột quỵ vẫn có thể xảy ra. Việc kiểm soát huyết áp thường xuyên và thực hiện các biện pháp phòng tránh là điều luôn cần thiết ở mỗi người.
“Cao huyết áp là bệnh nan y, chỉ có thể dùng thuốc Tây để điều trị”
Không thể phủ nhận vai trò của thuốc Tây trong việc điều trị huyết áp. Tuy nhiên, ta cũng không thể không kể đến những tác dụng phụ mà thuốc gây ra. Ở người bệnh cao huyết áp, việc sử dụng thuốc lâu dài là điều không thể tránh khỏi. Chưa kể đến, khi huyết áp tăng cao, người bệnh có thể sẽ phải dùng nhiều loại thuốc kết hợp. Do đó, nguy cơ gặp phải tác dụng phụ cao hơn khi dùng một thuốc đơn độc.
Để hạn chế những tác dụng này thì người bệnh có thể lựa chọn sử dụng thảo dược hạ áp kết hợp. Việc sử dụng như vậy không chỉ hạn chế được tác dụng không mong muốn của thuốc Tây mà còn đem lại hiệu quả lâu dài mà an toàn cho người bệnh.
Các thuốc điều trị cao huyết áp
Ở từng mức độ khác nhau của bệnh cao huyết áp mà người bệnh có thể được chỉ định những loại thuốc khác nhau. Các thuốc có thể dùng đơn độc hoặc có thể sử dụng phối hợp với nhau. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng cho người mắc bệnh cao huyết áp như:
- Thuốc làm giảm hoạt động của kênh canxi như nifedipine, verapamil,..
- Thuốc ức chế men chuyển như captopril, enalapril,...
- Nhóm thuốc lợi tiểu như thiazid, furosemid,...
- Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II có thể kể đến như losartan, valsartan,...
>>> Xem thêm: Thuốc hạ huyết áp và những thông tin cần lưu ý
Phòng tránh bệnh cao huyết áp
Ở những người có nguy cơ cao, thì việc thực hiện các biện pháp phòng tránh là không thể bỏ qua. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, việc phối hợp giữa dùng thuốc và các biện pháp dưới đây sẽ đem lại kết quả điều trị tốt hơn.
Tập luyện thể thao
Theo các khuyến cáo của chuyên gia, tập thể dục với cường độ vừa phải và đều đặn rất có lợi cho người bệnh cao huyết áp. Các bài tập thể dục có thể bao gồm chạy bộ, đi bộ, bơi lội, đạp xe.
Ngoài ra, tập luyện thể thao còn giúp ích rất nhiều trong việc giảm cân, hạn chế béo phì - một yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp.
Thay đổi chế độ ăn uống
Rất nhiều người bệnh thường tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “ Bệnh cao huyết áp nên ăn gì?” Bạn có thể ngăn ngừa tăng huyết áp bằng cách tuân thủ chế độ ăn dành cho người bệnh.
Ăn nhạt: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giảm lượng muối nạp vào cơ thể xuống dưới 5g/ngày sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp và những vấn đề sức khỏe khác.
Hạn chế tối đa rượu, bia: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị, giảm lượng rượu bia nạp vào cơ thể xuống mức tối thiểu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho điều trị và ngăn ngừa cao huyết áp.
Hạn chế chất béo, ăn nhiều hoa quả, rau xanh: Thay vì sử dụng chất béo bão hòa, người bệnh có thể bổ sung thêm những loại chất béo tốt cho tim mạch như dầu ô liu, dầu cá.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến người bệnh cao huyết áp
Bổ sung thảo dược hỗ trợ hạ áp
Đứng trước những nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn mà các thuốc Tây gây ra. Nhiều người đã lựa chọn sử dụng thảo dược để hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa bệnh cao huyết áp. Trong số những loại thảo dược đó có thể kể đến là cần tây.
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng, cần tây có tác dụng rất tốt trong phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện huyết áp hiệu quả.
Cần tây có chứa lượng chất xơ và tinh dầu lớn. Khi sử dụng có khả năng làm giảm thể tích tuần hoàn, tác động trực tiếp vào cơ chế gây bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, cần tây còn có khả năng làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nhờ vào tác dụng hỗ trợ thông thoáng lòng mạch, giúp dòng máu lưu thông tốt hơn mà cần tây thường được sử dụng như một vị thuốc phòng ngừa các bệnh tim mạch.
Cần tây có thể được sử dụng để làm nước ép hay chế biến các loại món ăn. Sử dụng thảo dược này mỗi ngày sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc cải thiện huyết áp.
Nước ép cần tây tốt cho người bệnh cao huyết áp
Như vậy, bệnh cao huyết áp có những biến chứng khôn lường. Điều trị bệnh, bên cạnh việc xác định được rõ những nguyên nhân thì cần phải lựa chọn được những phương pháp thích hợp. Bạn nên kết hợp sử dụng thảo dược với các thuốc Tây y để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.cdc.gov/bloodpressure/about.htm
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410
https://www.medicalnewstoday.com/articles/159283
https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension