Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp là tình trạng rất phổ biến. Vậy tại sao người có chỉ số mỡ máu cao thường mắc kèm bệnh tăng huyết áp? Người gặp phải vấn đề này nên làm gì để cải thiện? Hãy tham khảo trong bài viết dưới đây và áp dụng ngay giải pháp cho vấn đề này để sức khỏe sớm cải thiện, bạn nhé!

Bệnh tăng huyết áp là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 1,8 tỷ người bị tăng huyết áp trên toàn cầu. Đặc biệt, bệnh lý này còn đang có xu hướng trẻ hóa.

Tăng huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng”, xảy ra khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Mối liên hệ giữa rối loạn lipid máu và tăng huyết áp

Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, giữa tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu có sự liên quan mật thiết với nhau.

Theo tạp chí của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, mỡ máu cao là yếu tố cảnh báo bệnh tim mạch lớn nhất và có thể dự báo sự xuất hiện của tăng huyết áp. Các nhà khoa học đã theo dõi trên 3000 người trong 14 năm và phát hiện được 1019 trường hợp bị tăng huyết áp. Kết quả đã chỉ ra rằng, những người có tỷ lệ cholesterol toàn phần, cholesterol LDL và cholesterol HDL cao thì nguy cơ bị tăng huyết áp tăng lần lượt là 23%, 39% và 54% so với người có tỷ lệ thấp.

Nguyên nhân là vì, khi mỡ máu tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng lưu thông máu khó khăn, tạo nhiều áp lực lên thành mạch. Các mảng xơ vữa do mỡ máu xấu không được thải trừ bám trong thành động mạch, gây suy yếu thành mạch cũng là nguyên nhân làm tăng huyết áp.

Cách cải thiện rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp

Đối với tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp, nên kiểm soát tốt các chỉ số mỡ máu ngay từ đầu, bên cạnh đó là giữ cho huyết áp ổn định.

Phác đồ điều trị thường là sử dụng thuốc tây như nhóm statins, thuốc ức chế hấp thu cholesterol,... để làm hạ chỉ số mỡ máu. Bên cạnh đó là các thuốc hạ huyết áp như: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi,...

Ngoài ra, lối sống lành mạnh cũng có ý nghĩa quan trọng để cải thiện sức khỏe. Hãy lưu ý những điều dưới đây:

- Tăng cường vận động: Hãy cố gắng dành ra khoảng 30 phút/ngày tham gia các hoạt động thể chất.

- Áp dụng chế độ ăn tốt cho tim mạch: Dùng nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên cám. Hạn chế chất béo bão hòa (có trong thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn).

- Tránh đường và carbohydrate tinh chế: Gạo trắng, kẹo ngọt, bánh quy, nước trái cây đóng chai, kem,…

- Kiểm soát thể trọng trong ngưỡng “lành mạnh”.

- Giảm lượng muối: Nồng độ natri cao vượt ngưỡng cho phép có thể khiến việc chuyển hóa lipid máu gặp khó khăn. Vì thế, WHO khuyến nghị giảm lượng muối tiêu thụ xuống dưới 5g/ngày.

- Bổ sung chất béo tốt như omega-3 có trong cá thu, cá hồi, hạt dẻ, hạt óc chó, quả bơ,…

- Hạn chế tiêu thụ rượu, bia. Thay thế bằng các loại thức uống giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp và bổ sung dinh dưỡng, ví dụ như trà hoa bụp giấm, nước cam, nước ép cần tây,…

- Hạn chế ăn uống sau 20 giờ.

- Không nên thức khuya.

- Giảm căng thẳng, áp lực.

- Không hút thuốc lá.

- Tạo thói quen đo huyết áp và tái khám thường xuyên.

Giải pháp đột phá cho tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp

Việc sử dụng thuốc tây để kiểm soát huyết áp cũng như hạ chỉ số mỡ máu kéo dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ cho gan, thận, khiến cơ thể luôn mệt mỏi, thậm chí là tụt huyết áp quá mức, trụy tim mạch,… Vì vậy, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập khoa học và dùng thuốc tây, chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp với sử dụng sản phẩm từ thảo dược, điển hình là cần tây để hạ và ổn định huyết áp cũng như giảm lipid máu hiệu quả, an toàn hơn. Cần tây đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng hạ huyết áp hiệu quả, an toàn, điển hình là:

+ Nghiên cứu tại Iran năm 2013 kết luận: Cao cần tây giúp hạ huyết áp từ 23 – 38 mmHg. Tác dụng hạ huyết áp kéo dài ngay cả khi ngừng sử dụng do thành phần N – butylphthalide (NBP) trong cao cần tây đào thải chậm. Cao cần tây chỉ tác động lên tình trạng tăng huyết áp mà không ảnh hưởng trên huyết áp bình thường, vì thế không gây tụt huyết áp, đặc biệt rất phù hợp với bệnh nhân bị huyết áp không ổn định. Cao cần tây không gây độc kể cả khi dùng liều rất cao (5000mg/kg cân nặng).

+ Nghiên cứu tại Indonesia năm 2019 (Trường Đại học Muhammadiyah Kudus) cho biết: Cao lá cần tây ngoài tác dụng hạ huyết áp (cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương) còn giúp giảm lipid máu.

cao-can-tay-da-duoc-chung-minh-giup-ho-tro-kiem-soat-huyet-ap.webp

Cần tây tốt cho người tăng huyết áp kèm rối loạn lipid máu

Có thể thấy rằng, cần tây là thảo dược quý tốt với người bệnh tăng huyết áp kèm rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu lâm sàng và thực tế sử dụng đã chứng minh: Khi cần tây kết hợp cùng các thảo dược quý được cô đặc khác như cao tỏi, cao lá dâu tằm, hoàng bá, nattokinase,... thì hiệu quả hạ và ổn định huyết áp sẽ bền vững, vượt trội hơn gấp nhiều lần so với chỉ dùng riêng lẻ cần tây. Nhằm giúp người bệnh tiện lợi hơn khi sử dụng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là cần tây, kết hợp cùng cao tỏi, hoàng bá, cao lá dâu tằm, nattokinase,... đã ra đời. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng để cải thiện tình trạng tăng huyết áp cũng như rối loạn lipid máu mà không cần lo lắng về tác dụng phụ như các nhóm tân dược.

Từ khi ra đời, sản phẩm đã được hàng chục ngàn người bị tăng huyết áp trong cả nước sử dụng đạt hiệu quả tốt. Có được hiệu quả này là bởi sản phẩm giúp ổn định huyết áp thông qua việc tác động vào 5 cơ chế gây tăng huyết áp, đó là:

- Làm giảm độ nhớt máu nhờ nattokinase.

- Làm giãn mạch và tăng tính đàn hồi của mạch máu với: Cao cần tây, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, cao tỏi.

- Điều hòa nhịp tim bằng: Cao cần tây, cao tỏi, kali clorid, dâu tằm, magiê citrate.

- Hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch nhờ: Cao tỏi, cao hoàng bá, cao cần tây.

- Giảm thể tích tuần hoàn máu nhờ thành phần chính cao cần tây.