Cao huyết áp là tình trạng ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, tại sao huyết áp cao thì không phải ai cũng biết. Huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch trong quá trình lưu thông. Vì vậy, khi một người có huyết áp cao thì nghĩa là các thành động mạch đang phải chịu quá nhiều áp lực trong quá trình bơm máu của tim. Vậy làm thế nào để phòng ngừa cao huyết áp? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây!
Huyết áp cao là gì?
Bình thường, huyết áp ở mức 120/80mmHg. Khi huyết áp ≥ 140/90mmHg thì gọi là cao huyết áp. Huyết áp có thể thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi và điều kiện sinh lý nên nó cần được theo dõi một cách thường xuyên, nhất là ở độ tuổi ngoài 30. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì có đến 33% những người bị cao huyết áp không biết mình mắc bệnh. Một phần là do cao huyết áp không có triệu chứng cụ thể, một phần là do mỗi người có 1 biểu hiện khác nhau. Bệnh có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù loà,… Những biến chứng này ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, gây tàn phế hoặc thậm chí tử vong.
Rất nhiều trường hợp người bị cao huyết áp chủ quan, cứ nghĩ mình bình thường vì không có biểu hiện bệnh ra bên ngoài nên không đi khám. Cho đến khi bệnh chuyển biến nặng dẫn đến đột quỵ, khó thở rồi mới biết, lúc đó sẽ rất khó chữa. Dưới đây là 1 số triệu chứng thường gặp của bệnh huyết áp cao, nếu như thấy bản thân có những hiện tượng này thì hãy lưu tâm:
- Đau đầu: Đây là triệu chứng phổ biến liên quan tới bệnh tăng huyết áp. Hầu hết bệnh nhân bị tăng huyết áp đều than phiền về những cơn đau đầu liên tục.
- Hồi hộp: Giảm cung cấp oxy là nguyên nhân khiến tim tăng cường hoạt động, cùng với tăng huyết áp sẽ gây ra cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh.
- Chóng mặt, hoa mắt: Khi bị tăng huyết áp, triệu chứng đầu tiên là choáng và mất thăng bằng. Ở giai đoạn sau có thể gây chóng mặt.
- Song thị (nhìn đôi): Tăng huyết áp tiến triển nặng sẽ khiến người mắc nhìn 1 thành 2 hoặc gây nhìn mờ.
- Buồn nôn, ói mửa: Mức độ xảy ra ở mỗi bệnh nhân không giống nhau.
Tại sao huyết áp cao?
Câu hỏi đặt ra lúc này là: Tại sao huyết áp cao? Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp thường không có nguyên nhân, gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến thận hoặc tim mạch có thể gây ra tăng huyết áp, gọi là tăng huyết áp thứ phát. Những loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc thuốc cảm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao. Ở một số phụ nữ, mang thai hoặc các liệu pháp hormone có thể gây tăng huyết áp. Trẻ em dưới 10 tuổi bị tăng huyết áp thường là thứ phát do bệnh khác gây ra, ví dụ như bệnh thận. Bạn tiềm ẩn nguy cơ bị cao huyết áp nếu có một hoặc nhiều yếu tố được liệt kê dưới đây:
- Tuổi: Người lớn tuổi có nguy cơ cao huyết áp.
- Giới tính: Phụ nữ sau mãn kinh có nhiều khả năng sẽ mắc cao huyết áp hơn và đàn ông dưới 45 tuổi tiềm ẩn nhiều khả năng mắc cao huyết áp hơn so với phụ nữ.
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị cao huyết áp.
- Tiền sử gia đình: Nếu các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) mắc cao huyết áp, bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Những yếu tố nguy cơ khác gây cao huyết áp bao gồm: Thừa cân; Không tập thể dục thường xuyên; Chế độ ăn uống không lành mạnh; Tiêu thụ quá nhiều muối; Uống rượu; Hút thuốc lá; Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ; Căng thẳng,…
Cơ chế gây cao huyết áp
Theo các chuyên gia, dưới đây là 5 yếu tố tác động dẫn đến cao huyết áp:
- Độ nhớt máu: Khi tuổi càng cao, độ nhớt máu càng tăng, từ đó làm nguy cơ mắc các bệnh lý tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ cũng tăng theo. Do vậy, với những người già, độ nhớt máu cao, áp lực lên mạch máu tăng lên, gây ra huyết áp cao.
- Độ giãn nở của mạch máu: Sự co giãn của mạch máu tác động đến huyết áp. Với những người bị cường giao cảm, hay uống rượu nhiều, hút thuốc, mỡ máu cao sẽ làm giảm, mất tính đàn hồi của mạch máu. Nếu thành mạch mềm mại thì huyết áp bình thường, thành mạch cứng sẽ làm huyết áp tăng lên.
- Nhịp tim tăng: Nhịp tim và huyết áp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ số huyết áp tỉ lệ thuận với cung lượng tim, và cung lượng tim lại tỉ lệ với tần số tim. Do vậy, huyết áp và nhịp tim tỉ lệ thuận với nhau, khi nhịp tim tăng sẽ gây tăng huyết áp và ngược lại.
- Độ trơn láng lòng mạch: Khi lòng mạch càng thông thoáng, máu lưu thông càng tốt, huyết áp ở mức bình thường. Tình trạng béo phì, mỡ máu cao làm lòng mạch bị hẹp lại, tăng áp lực của dòng máu, từ đó huyết áp tăng.
- Thể tích tuần hoàn máu: Khối lượng tuần hoàn bình thường ở người lớn có từ 4 đến 5 lít máu. Thói quen ăn mặn khiến bạn uống nhiều nước. Nước đi vào máu làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng áp lực trong máu dẫn đến tăng huyết áp.
Cách phòng ngừa cao huyết áp
Kiểm tra huyết áp thường xuyên là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm bệnh. Bên cạnh đó, bạn có thể phòng ngừa cao huyết áp nhờ thay đổi lối sống:
- Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no.
- Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 - 22,9. Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
- Hạn chế uống rượu, bia. Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: Tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày.
- Tránh lo âu, căng thẳng, chú ý thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
Để huyết áp luôn ở ngưỡng cho phép, bên cạnh việc thay đổi lối sống kể trên, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược với thành phần chính chiết xuất từ cao cần tây. Một số nghiên cứu về tác dụng của cần tây cho thấy: Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời, cần tây còn làm giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.
Thu Hiền