Trời nắng nóng có nhiều tác động tới huyết áp. Nhiệt độ cao có thể làm giảm huyết áp ban ngày nhưng lại làm xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp về đêm. Nếu không kiểm soát tốt huyết áp và điều trị kịp thời, bệnh tăng huyết áp dễ dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Vậy làm sao để huyết áp luôn trong tầm kiểm soát? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết này!
Nguyên nhân nào gây tăng huyết áp?
Bình thường, huyết áp ở mức 120/80mmHg. Khi huyết áp đạt mức 140/90mmHg thì gọi là tăng huyết áp. Bệnh tăng huyết áp hiện nay có đến 85 - 90% số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân (gọi là tăng huyết áp nguyên phát) và 10 - 15% tìm thấy nguyên nhân (gọi là tăng huyết áp thứ phát). Một số yếu tố nguy cơ có thể gây tăng huyết áp nguyên phát:
– Yếu tố gia đình: Nếu có cha mẹ, anh chị em ruột bị huyết áp cao thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn người khác.
– Ðàn ông: Ðàn ông dễ bị tăng huyết áp hơn phụ nữ.
– Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ tăng huyết áp càng lớn.
– Bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, mỡ máu cao.
–Thừa cân, béo phì, uống rượu, hút thuốc lá, lười vận động, thời tiết,...
Tăng huyết áp thứ phát thường do những nguyên nhân sau gây ra:
- Nguyên nhân tại thận: Viêm cầu thận cấp/mạn tính, suy thận, thận đa nang, thận ứ nước, u tăng tiết renin, hẹp động mạch thận,…
- Nguyên nhân nội tiết: Hội chứng Conn, hội chứng Cushing, phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh, u tủy thượng thận, tăng canxi máu, cường giáp, bệnh to đầu chi,..
- Nguyên nhân tim mạch: Hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ, hở van động mạch chủ,….
- Một số nguyên nhân khác: Nhiễm độc thai nghén, bệnh tăng hồng cầu, nhiễm toan hô hấp, sử dụng thuốc corticoid kéo dài, thuốc tránh thai,…
Triệu chứng bệnh tăng huyết áp khi trời nắng nóng
Nhiều người thường nghĩ rằng, thời tiết lạnh mới làm xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp. Nhưng trên thực tế, trời nắng nóng cũng rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Trong mùa hè, sự bài tiết mồ hôi gia tăng, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trong mùa hè, nếu người bệnh ngủ không ngon giấc sẽ xuất hiện hiện tượng tăng huyết áp vào ban đêm. Mặt khác, nhiệt độ nóng bức khiến tim đập nhanh, huyết áp vì thế cũng tăng. Hơn nữa, khi trời nắng nóng, chúng ta thường rất ngại vận động, lười ra ngoài và thường xuyên ngồi trong phòng bật máy điều hòa với nhiệt độ thấp. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng đến lạnh sẽ khiến cho mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao.
Tiến sĩ Pietro Amedeo Modesti công tác Đại học Florence ở Ý cùng các đồng nghiệp gần đây đã kiểm tra xem việc theo dõi huyết áp cấp cứu có bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường ở cấp độ cá nhân hay theo mùa hay không, và họ đã phát hiện ra mối tương quan tích cực. Nghiên cứu cho thấy rằng, với mỗi lần tăng 1°C vào ban ngày, có một mức giảm trung bình 0,14mmHg trong huyết áp tâm thu tại thời điểm tương ứng.
Ở những bệnh nhân trên 65 tuổi có chỉ số huyết áp >140/90mmHg được điều trị tăng huyết áp, huyết áp vào ban đêm cao hơn đáng kể vào những ngày nóng so với những ngày lạnh (134 mmHg so với 129mmHg). Các nhà nghiên cứu tin rằng, sự gia tăng huyết áp ở người cao tuổi có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương cả cơ quan đích và các biến cố tim mạch cấp tính. Điều này sẽ làm mất cân bằng hiệu quả của việc kiểm soát huyết áp liên quan đến nhiệt độ không khí trong ngày. Vì vậy, lời khuyên là nên tận hưởng nhiệt độ ở mức độ vừa phải và uống nhiều nước, đặc biệt là khi mùa hè đến.
Cần làm gì để kiểm soát huyết áp trong mùa hè?
Một nguyên tắc cơ bản để kiểm soát huyết áp đó là người bệnh phải dùng thuốc đều đặn, không ngắt quãng. Việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cần đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, nhất là vào mùa nắng nóng, để được tư vấn phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. Bên cạnh đó, chế độ vận động phù hợp sẽ giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng tính bền của thành mạch máu. Việc điều chỉnh nhiệt độ trong phòng cũng rất quan trọng để người bệnh kiểm soát huyết áp. Không nên ở trong phòng điều hòa quá lâu, nhiệt độ trong phòng chỉ nên chỉnh ở mức 26 độ. Chế độ ăn uống cũng có tác dụng tốt trong kiểm soát huyết áp. Cụ thể:
- Cần bổ sung các loại thực phẩm như: Ngũ cốc thô, cá, thịt gia cầm, đậu, rau quả, trái cây tươi, sữa ít béo;
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất kali như: Cà chua, khoai lang, nho, các loại đậu;
- Hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt heo;
- Tránh tiêu thụ bánh ngọt, nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hay cholesterol (có nhiều trong mỡ, nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng gà).
- Uống nước thường xuyên.
- Hạn chế ăn muối, bột ngọt, các nước chấm mặn.
- Tránh thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật. Tốt nhất là sử dụng thực phẩm hấp, luộc.
- Bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu và tránh chất kích thích như cà phê,...
Hỗ trợ ổn định huyết áp nhờ thảo dược
Vào mùa hè, bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, người bị tăng huyết áp nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn giúp ổn định huyết áp mà không có tác dụng phụ. Một giải pháp được rất nhiều các chuyên gia khuyến nghị là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với thành phần chính là cao cần tây. Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, giảm lipid máu, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch. Để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả trong kiểm soát huyết áp, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính kết hợp với các thảo dược quý khác như: Hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate,…
Trung Kiên