Tăng huyết áp là bệnh ngày càng trở nên phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, tăng huyết áp giới hạn là gì thì không phải ai cũng biết. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm những thông tin hữu ích về tình trạng này cũng như cách kiểm soát huyết áp hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược.

Tăng huyết áp giới hạn là gì?

Tăng huyết áp là sự gia tăng áp lực máu lên thành động mạch, gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn tới các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người mắc. Huyết áp ở người bình thường đo được là 120/80 mmHg. Trong đó, 120 là chỉ số trên hay huyết áp tâm thu, 80 là chỉ số dưới hay huyết áp tâm trương. Vậy tăng huyết áp giới hạn là gì?

Tăng huyết áp giới hạn được hiểu khi huyết áp tâm thu từ 140 - 160 mmHg, còn huyết áp tâm trương dao động trong khoảng 90 – 95 mmHg. Tuy nhiên, định nghĩa này cũng có nhược điểm như ở mỗi độ tuổi, giới tính, mức độ huyết áp lại khác nhau. Do đó, nếu xét vào từng độ tuổi, giới tính thì định nghĩa này lại không hoàn toàn đúng.

Tăng huyết áp giới hạn có nguy hiểm không?

Nếu không kiểm soát kịp thời, tăng huyết áp sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho nhiều cơ quan trong cơ thể như:

- Tổn thương động mạch: Đây chính là trạm dừng chân “lý tưởng” của cholesterol, canxi và các chất khác, hình thành nên mảng xơ vữa, khiến cho mạch máu trở nên xơ cứng, kém đàn hồi và bị thu hẹp lại. Mảng xơ vữa là căn nguyên gây bệnh mạch vành và bệnh động mạch ngoại biên.

- Suy tim: Để chống lại áp lực cao trong lòng mạch do tăng huyết áp, tim buộc phải làm việc nhiều hơn, lâu dần khiến cho buồng thất trái phát triển dày lên, gây khó khăn trong quá trình bơm máu, dẫn tới suy tim.

- Đột quỵ: Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tăng huyết áp và để lại những di chứng nặng nề về sau.

- Bệnh thận: Sự thu hẹp các mạch máu nuôi dưỡng cho thận ảnh hưởng tới chức năng lọc máu để điều chỉnh cân bằng muối, nước trong cơ thể, có thể dẫn tới suy thận. Mặt khác, thận cũng là một cơ quan tham gia điều chỉnh huyết áp bằng cách sản xuất hormone renin. Tăng huyết áp khiến thận không thể đảm nhiệm tốt chức năng này, tạo nên một vòng bệnh lý luẩn quẩn, gây khó khăn trong việc điều trị.

- Các biến chứng khác: Suy giảm thị lực; Rối loạn chức năng sinh dục; Ảnh hưởng đến tư duy và trí nhớ,…

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp nhờ thảo dược như thế nào?

Bệnh tăng huyết áp cần điều trị lâu dài, liên tục nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người mắc. Bên cạnh việc tuân thủ đơn thuốc theo phác đồ điều trị của chuyên gia, người bị tăng huyết áp cũng nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện. Cụ thể:

- Không nên ăn quá mặn, tăng cường thức ăn có nhiều vitamin C, E, PP và rau xanh. Nên thay thế mỡ động vật bằng dầu ăn thực vật. Không nên uống rượu bia, cà phê, đặc biệt là tránh xa thuốc lá.

- Tập luyện thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.

- Tránh áp lực công việc và stress gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh. Bảo đảm ngủ đủ giấc- ít nhất 8 tiếng/ngày, giữ tinh thần được thư giãn, vui vẻ.

Hiện nay, một giải pháp được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với thành phần chính cao cần tây. Để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả tốt trong kiểm soát huyết áp, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính kết hợp với các thảo dược quý khác như: Hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate…

Tố Uyên