Tác giả: Hải Vân | Cố vấn chuyên môn: PGS.TS Dương Trọng Hiếu

Tăng huyết áp và tiểu đường (đái tháo đường) là hai bệnh riêng biệt nhưng chúng có mối liên quan khá mật thiết với nhau, thường đi song hành với nhau. Đã mắc bệnh đái tháo đường thì rất dễ bị tăng huyết áp và ngược lại. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy làm cách nào để kiểm soát cả 2 tình trạng trên một cách hiệu quả? Đừng bỏ qua nội dung hữu ích trong bài viết dưới đây!

Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và tiểu đường

Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ tăng huyết áp ở người đái tháo đường tuýp 2 tăng 2,5 lần so với người không mắc tiểu đường. Ngược lại, khoảng 50% số người  đái tháo đường đồng thời bị tăng huyết áp (trong đó, 25% ở người trẻ và 75% người lớn tuổi). Vậy PGS.TS Dương Trọng Hiếu đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa tăng huyết áp và tiểu đường?

Nghiên cứu Whitehall ở Anh theo dõi trong 10 năm, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở người đái tháo đường bị tăng huyết áp tăng gấp đôi so với người đái tháo đường có chỉ số huyết áp bình thường. Ngược lại, đái tháo đường cũng làm cho tăng huyết áp trở nên khó điều trị hơn. Tăng huyết áp kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu, nếu không điều trị sẽ gây ra các bệnh lý ở mắt, thận, tim mạch và có thể dẫn đến tai biến mạch máu não.

Chẩn đoán tăng huyết áp ở người đái tháo đường

Chẩn đoán là tăng huyết áp ở người đái tháo đường khi mức huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg hoặc/và huyết áp tối thiểu ≥ 90 mmHg. Ở người bị đái tháo đường tuýp 1, tăng huyết áp thường đi kèm bệnh lý thận. Đối với người bị đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp có thể cùng xuất hiện với các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch, những yếu tố này đều có cùng một rối loạn tiềm ẩn là đề kháng insulin và tăng insulin máu.

Do tầm quan trọng của mức huyết áp đối với người đái tháo đường nên khi phát hiện tăng huyết áp, các chuyên gia tim mạch khuyên nên làm thêm những xét nghiệm như: Siêu âm doppler động mạch cảnh, động mạch thận, động mạch 2 chi dưới; Siêu âm tim; Tìm microalbumine trong nước tiểu; Soi đáy mắt; Khám bàn chân; Đo chỉ số huyết áp tâm thu còn gọi chỉ số huyết áp cổ chân/cánh tay. Nếu có điều kiện, có thể theo dõi huyết áp trong 24 giờ (Holter huyết áp 24 giờ).

Cách kiểm soát huyết áp cho người đái tháo đường

Những người bị tiểu đường cần hiểu rõ tình trạng bệnh của mình, nguyên nhân, cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa các tai biến. Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì; Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi cũng như protein từ thực vật, hạn chế ăn các chất béo và chất béo bão hòa, những thực phẩm chứa nhiều cholesterol; Giảm muối (< 6g/ngày); Hạn chế uống rượu, bia; Ngừng hút thuốc lá; Tăng cường hoạt động thể lực,... là lời khuyên chuyên gia tim mạch dành cho bạn.

Những người có huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80 - 89 mmHg cần được áp dụng biện pháp không dùng thuốc đơn độc trong 3 tháng, nếu không đạt được huyết áp mục tiêu thì phải kết hợp với việc dùng thuốc. Có rất nhiều nhóm thuốc dùng để điều trị cao huyết áp như: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn thụ thể, thuốc đối kháng canxi, thuốc giãn mạch, thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, thuốc ức chế men chuyển,… Hầu hết các nhóm thuốc cao huyết áp đều có tác dụng phụ. Vì vậy, luôn phải cân nhắc lựa chọn nhóm thuốc nào có tác dụng tối ưu và hạn chế tác dụng phụ, đặc biệt là những tác dụng phụ trên thận để điều trị tăng huyết áp cho người bị đái tháo đường tuýp 2.

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng thảo dược tự nhiên để hỗ trợ kiểm soát huyết áp, tiêu biểu như cần tây - loại rau mọc ở khắp nơi trên đất nước ta. Để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả trong kiểm soát huyết áp, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với những thảo dược quý khác như: Hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate…