Tăng huyết áp là tình trạng phổ biến, trong đó áp lực của máu lên thành động mạch gia tăng. Bệnh có diễn biến âm thầm và không có bất kỳ biểu hiện rõ ràng nào. Tăng huyết áp lâu ngày có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Hiện nay, có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, trong đó phải kể đến là captopril. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về thuốc này trong bài viết dưới đây nhé!
Công dụng và chỉ định của thuốc captopril
Captopril là thuốc điều trị tăng huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển angiotensin I thành angiotensin II. Đây là chất làm co mạch rất mạnh và kích thích vỏ thượng thận tiết aldosteron - chất gây giữ ion natri và nước. Do vậy, tác dụng của thuốc captopril có liên quan trực tiếp đến hệ renin - angiotensin - aldosteron và có khả năng làm giảm sức cản động mạch ngoại vi mà không gây ra tác động lên cung lượng tim.
Chính nhờ công dụng này mà captopril thường được sử dụng cho những đối tượng sau:
- Người bị tăng huyết áp.
- Suy tim sung huyết.
- Những người bệnh bị rối loạn chức năng thất trái trong giai đoạn nhồi máu cơ tim và không có dấu hiệu lâm sàng của suy tim.
Thuốc captopril được chỉ định sử dụng cho người mắc bệnh tăng huyết áp
Liều dùng và cách dùng
Cách dùng: Chuyên gia khuyên rằng, bạn hãy uống thuốc captopril trước bữa ăn 1 giờ. Uống cả viên thuốc với nước lọc hay nước đun sôi để nguội, không nghiền, bẻ, hòa tan thuốc với nước.
Liều dùng thông thường: 25 mg/lần, uống 2 - 3 lần trong ngày.
Liều dùng ban đầu có thể thấp hơn, cụ thể: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6,25 mg cho đến mức liều ngày uống 3 lần, mỗi lần 12,5 mg. Ở mức liều này cũng có thể cho hiệu quả tốt, đặc biệt là ở những người đang sử dụng thuốc lợi tiểu. Nếu chỉ số huyết áp không kiểm soát được sau 1 đến 2 tuần sử dụng, có thể tăng liều lên đến 50 mg/ngày và uống 2 hoặc 3 lần/ngày. Tuy nhiên, liều dùng không vượt quá 150 mg/ngày.
Đối với trường hợp có cơn tăng huyết áp kịch phát cần phải hạ huyết áp trong vài giờ thì mức liều sử dụng sẽ là 12,5-25 mg/ lần và uống lặp lại 1 hoặc 2 lần nếu cần, mỗi lần cách nhau từ 30-60 phút hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng captopril cần phải thận trọng.
Tác dụng phụ của thuốc captopril
Cũng giống như các thuốc điều trị tăng huyết áp khác, việc sử dụng captopril có thể gặp một số tác dụng phụ như sau:
- Chóng mặt, sụt cân, suy nhược, hạ huyết áp tư thế.
- Thay đổi vị giác, viêm loét miệng, đau bụng.
- Da: Phù mạch, phồng môi, lưỡi, mẫn cảm ánh sáng, phát ban kiểu pemphigus, hồng ban đa dạng, phát ban, mề đay, mẩn ngứa, hội chứng Stevens - Johnson, viêm da tróc vảy.
- Trên hệ hô hấp: Co thắt phế quản, ho khan, hen nặng lên.
- Cơ xương: Ðau cơ, đau các khớp.
- Trên hệ thần kinh: Dị cảm, trầm cảm, lú lẫn.
- Trên hệ sinh dục, tiết niệu: Protein niệu, hội chứng thận hư, tăng nồng độ kali máu, suy giảm chức năng thận.
Thuốc captopril có thể gây ra tác dụng phụ trên cơ xương với biểu hiện đau khớp
Những lưu ý khi sử dụng captopril
Dưới đây là những lưu ý giúp người mắc bệnh tăng huyết áp sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao và an toàn hơn.
Đối tượng không nên sử dụng captopril
Những người sau đây không nên sử dụng captopril:
- Mẫn cảm, dị ứng với captopril, người có tiền sử phù mạch (phù Quincke) do sử dụng thuốc ức chế men chuyển.
- Người bị mắc chứng hẹp động mạch chủ nặng.
- Người bị hạ huyết áp.
- Phụ nữ có thai ở 6 tháng cuối thai kỳ.
- Những người có tiền sử phù mạch.
- Một lượng nhỏ thuốc captopril (khoảng 1% so với nồng độ trong máu của người mẹ) được bài tiết qua sữa mẹ. Do đó, phụ nữ cho con bú không được uống thuốc này.
Tương tác của captopril với thuốc khác
Không nên sử dụng kết hợp captopril với các thuốc sau đây vì có thể gây ra các tương tác thuốc.
- Thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolactone, triamterene) vì tăng nồng độ kali máu có thể gây tử vong, nhất là ở người mắc bệnh suy thận.
- Lithium: Sử dụng cùng captopril và lithium có thể gây tăng nồng độ lithium huyết đến ngưỡng gây độc.
Thận trọng khi sử dụng phối hợp captopril với các thuốc sau đây:
- Thuốc điều trị đái tháo đường (insulin, sulfamid hạ đường huyết): Sử dụng kết hợp sẽ có nguy cơ làm tăng tác dụng hạ đường huyết ở người bệnh.
- Thuốc lợi tiểu giảm kali máu: Sử dụng kết hợp có thể gây nguy cơ hạ huyết áp đột ngột hay suy thận cấp tính khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển ở những trường hợp người bệnh đã bị mất muối, nước trước đó.
Lời khuyên cho người mắc bệnh tăng huyết áp
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các chuyên gia khuyên người bị tăng huyết áp nên thay đổi thói quen sống cũng như chế độ ăn uống của mình để việc cải thiện bệnh trở nên hiệu quả hơn. Cụ thể:
- Thường xuyên bổ sung rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc vào chế độ ăn của mình.
- Hạn chế đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ hộp, đồ muối chua, chế biến sẵn.
- Thực hiện chế độ ăn nhạt bằng cách giảm muối trong chế biến các món ăn hàng ngày.
- Kiểm tra và ghi chép lại chỉ số huyết áp của mình thường xuyên.
- Tập luyện thể thao với cường độ nhẹ nhàng, vừa phải với tình trạng sức khỏe của mình.
- Giải tỏa căng thẳng, áp lực bằng các bài tập yoga hay nghe nhạc, thiền.
- Đi tái khám định kỳ để được đánh giá tình trạng cơ thể.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm thiên nhiên sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Trong đó, sản phẩm chứa cao cần tây được đánh giá cao và có nhiều người tin tưởng lựa chọn. Theo nghiên cứu tại Indonesia vào năm 2019, cao lá cần tây vừa giúp hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, lại vừa giúp giảm cholesterol máu. Theo kết quả khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 92,8% người bệnh cao huyết áp cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa cao cần tây.
Kiểm soát huyết áp hiệu quả nhờ kết hợp sử dụng cần tây và thuốc điều trị
>>> Xem thêm: Thuốc hạ huyết áp và những thông tin cần lưu ý
Trên đây là những thông tin hữu ích về thuốc điều trị huyết áp captopril. Để hiệu quả sử dụng đạt được cao nhất, người bệnh nên tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và sử dụng kết hợp các thảo dược thiên nhiên. Bạn có thể để lại số điện thoại dưới bài viết, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp giúp bạn những băn khoăn, thắc mắc nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.drugs.com/captopril.html
https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=5b44ab6e-6cd9-4e12-b9be-d2e4d954acb5