Đối với người bệnh tăng huyết áp, cần phải dùng thuốc đều đặn, không được tự ý bỏ thuốc hay thêm bớt liều dùng. Có rất nhiều thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng, trong đó có atenolol. Vậy tác dụng cụ thể của loại thuốc này đối với việc kiểm soát huyết áp như thế nào và có cần lưu ý gì khi sử dụng hay không? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết này!
Tại sao nên kiểm soát huyết áp càng sớm càng tốt?
Tăng huyết áp là tình trạng thường gặp ở người những người lớn tuổi nhưng bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bệnh xuất hiện khi áp lực máu trong các động mạch tăng cao, tỷ lệ thuận theo mỗi nhịp đập của tim. Mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg. Trong đó, 120 là con số biểu thị cho huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa - áp lực cao nhất trong lòng động mạch), còn 80 là con số biểu thị cho huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu - áp lực thấp nhất trong động mạch).
Khi mức huyết áp của bạn lớn hơn 120/80mmHg - 139/89mmHg thì được gọi là tiền tăng huyết áp, huyết áp từ 140/90mmHg trở lên được gọi là tăng huyết áp. Nếu áp lực của máu quá cao sẽ bắt tim phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng lượng máu cần cung cấp và đủ máu bơm đi khắp cơ thể. Chính vì vậy, tăng huyết áp trong thời gian dài không được kiểm soát dễ dẫn đến đột quỵ, kèm theo những cơn đau tim xuất hiện, ngoài ra còn khiến thận bị tổn thương. Vì vậy, phát hiện và điều trị bệnh từ sớm là vô cùng cần thiết.
Tác dụng của thuốc điều trị tăng huyết áp atenolol
Atenolol là loại thuốc điều trị tăng huyết áp thuộc loại chẹn chọn lọc trên thụ thể giao cảm beta-1. Thuốc có thể được dùng một mình hoặc nếu cần có thể kết hợp thuốc lợi niệu và/hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên giúp làm giảm huyết áp cả tư thế đứng lẫn tư thế nằm. Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường uống 1 - 2 lần mỗi ngày. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và khả năng đáp ứng điều trị. Sử dụng thuốc này thường xuyên để có được hiệu quả tốt nhất. Để tránh quên, hãy dùng thuốc tại một cùng một thời điểm mỗi ngày. Điều quan trọng là phải tiếp tục dùng thuốc này ngay cả khi bạn đã cảm thấy tốt hơn.
Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong điều trị đau thắt ngực mạn tính, nhồi máu cơ tim sớm (trong vòng 1 giờ đầu) và dự phòng sau nhồi máu cơ tim, loạn nhịp nhanh trên thất. Không nên sử dụng thuốc để điều trị đau ngực khi cơn đau đang xảy ra. Sử dụng các thuốc khác (như thuốc nitroglycerin đặt dưới lưỡi) để giảm đau ngực theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để thuốc đạt tác dụng tối đa, bạn phải uống thuốc trong khoảng từ 1 – 2 tuần. Hãy báo cho bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện hoặc xấu đi (ví dụ, nếu huyết áp của bạn vẫn ở mức cao hoặc tăng lên, cơn đau ngực xảy ra thường xuyên hơn). Nước táo và nước cam có thể khiến cơ thể không thể hấp thụ atenolol một cách đầy đủ. Tốt nhất, bạn nên tránh uống nước táo/cam trong vòng 4 giờ khi dùng atenolol.
Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ áp atenolol
Tuy nhiên, khi dùng thuốc này, cần lưu ý những vấn đề sau: Bất cứ loại thuốc nào bên cạnh tác dụng chữa bệnh đều có thể để lại các tác dụng phụ cho người dùng ở các mức độ khác nhau. Đối với atenolol, tác dụng không mong muốn liên quan đến tác dụng dược lý và liều dùng của thuốc. Thường gặp nhất là mệt mỏi, yếu cơ, lạnh và ớn lạnh các đầu chi, tim đập chậm, tiêu chảy hoặc buồn nôn,... Một số biểu hiện khác (ít và hiếm gặp hơn) như rối loạn giấc ngủ, giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, nhức đầu, ngất, rụng tóc, phát ban da, khô mắt, rối loạn thị giác. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn cần thông báo cho bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời, không được tự ý ngừng thuốc.
Thận trọng khi dùng atenolol cùng với các thuốc sau: Verapamil (chống loạn nhịp, đau thắt ngực) vì có thể gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim và tăng áp lực tâm thất ở cuối tâm trương; Diltiazem (dự phòng đau thắt ngực, chống tăng huyết áp vừa và nhẹ) vì có thể gây chậm nhịp tim nặng đặc biệt ở những người đã bị suy tâm thất hoặc dẫn truyền không bình thường từ trước. Với nifedipin (thuốc chống tăng huyết áp), mặc dù có sự dung nạp tốt khi dùng đồng thời với atenolol nhưng đôi khi có thể làm tăng suy tim, hạ huyết áp nặng hoặc hội chứng đau thắt ngực xấu đi. Ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, người bệnh cần thay đổi lối sống để giảm huyết áp. Những thay đổi này thường bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh với ít muối, tập thể dục, bỏ hút thuốc và giảm cân,...
Hỗ trợ ổn định huyết áp nhờ thảo dược an toàn, hiệu quả
Bên cạnh đó, một giải pháp được rất nhiều người tin dùng là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với thành phần chính là cao cần tây. Một số nghiên cứu về tác dụng của cần tây cho thấy: Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời, cần tây còn làm giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.
Minh Tú