Hầu hết mọi người biết đến thuốc điều trị tăng huyết áp coversyl nhưng ít ai hiểu rõ công dụng của thuốc, liều lượng dùng như thế nào và những tác dụng phụ cần lưu ý ra sao? Chúng tôi sẽ giúp bạn biết câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Huyết áp cao khi nào cần uống thuốc?
Trừ trường hợp huyết áp cao kịch phát cần phải xử trí cấp cứu, Tổ chức Y tế thế giới và Hội Tăng huyết áp thế giới khuyến cáo: Nếu huyết áp tâm thu từ 140 - 180 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 90 - 110 mmHg được xác định qua nhiều lần đo thì cần bắt đầu điều chỉnh lối sống phù hợp, kể cả can thiệp vào các yếu tố nguy cơ như chế độ ăn giảm cân, bỏ thuốc lá, rượu, điều trị bệnh đái tháo đường,… Nếu buộc phải dùng thuốc để điều trị, cần hiểu về đặc tính của thuốc để sử dụng cho đúng nguyên tắc, đặc biệt là đối với bệnh nhân có các bệnh lý khác kèm theo.
Ưu và nhược điểm của thuốc điều trị tăng huyết áp coversyl
Thuốc điều trị tăng huyết áp coversyl giúp kiểm soát huyết áp bằng cách giãn các mạch máu. Hiện nay, chuyên gia sẽ chỉ dẫn sử dụng thuốc đơn lẻ hoặc kết hợp với những thuốc khác làm giảm huyết áp.
Hoạt chất perindopril trong thuốc coversyl có thể ức chế quá trình chuyển hóa angiotensine I thành angiotensine II (chất gây co mạch máu mạnh, làm tăng huyết áp). Thuốc cũng làm giảm bài tiết aldosterone - hormone do vỏ thượng thận tiết ra có tác dụng giữ muối, nước gây tăng huyết áp. Perindopril có hiệu lực ở mọi giai đoạn của cao huyết áp từ nhẹ, vừa và nặng, có thể làm giảm huyết áp tâm thu cũng như như tâm trương ở cả tư thế nằm, tư thế đứng. Tác động hạ huyết áp tối đa từ 4 đến 6 giờ sau khi dùng liều duy nhất và duy trì ít nhất trong 24 giờ.
Nhược điểm
Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc coversyl như:
- Ho khan, ho dai dẳng
- Chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi bất thường
- Mất vị giác, cảm thấy có vị kim loại trong miệng
- Tiêu chảy
- Rối loạn cương dương ở nam giới
- Phù mạch: Nếu bạn bị sưng mặt, lưỡi hoặc cổ họng, hãy ngưng dùng coversyl và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức
- Thay đổi công thức máu: Coversyl có thể làm giảm số lượng bạch cầu trung tính (giúp chống nhiễm trùng), hồng cầu mang oxy, tiểu cầu (giúp đông máu, ngăn ngừa chảy máu).
Bí quyết kiểm soát huyết áp đơn giản nhờ sản phẩm thảo dược an toàn
Nếu như thuốc tây có tác dụng hạ huyết áp nhanh nhưng để lại tác dụng phụ thì hiện nay, xu hướng sử dụng các thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả lại được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin dùng. Những nghiên cứu trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam đã chứng minh, cần tây - một loại rau mọc ở khắp nơi trên đất nước ta có những tác dụng tốt với người bị tăng huyết áp. Để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả toàn diện trong kiểm soát huyết áp, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với các thảo dược quý khác như: Hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate,…
Hải Vân