Số người mắc tăng huyết áp ngày càng gia tăng ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Khi bị tăng huyết áp, chuyên gia có thể chỉ định các nhóm thuốc lợi tiểu để điều trị bệnh. Vậy, vai trò của thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp là gì? Hãy dành ra 2 phút để thu về được những thông tin hữu ích!
Tăng huyết áp là gì?
Một người lớn bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Định nghĩa này có nhược điểm là trị số huyết áp không hoàn toàn ổn định và huyết áp thay đổi theo độ tuổi, giới tính,...
Tác dụng của thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp là như thế nào?
Ở người bị tăng huyết áp, lượng muối và nước dư thừa trong cơ thể sẽ khiến thành động mạch chịu thêm nhiều áp lực. Thuốc lợi tiểu sẽ tác động đến thận nhằm tăng lượng muối và nước thải ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu cũng giúp thành động mạch co giãn nhiều hơn, máu lưu thông một cách dễ dàng. Nhờ hai yếu tố trên, áp lực lên động mạch sẽ giảm xuống đáng kể, đưa mức huyết áp về ngưỡng an toàn. Một số nghiên cứu còn cho thấy, thuốc lợi tiểu bổ trợ rất tốt cho các loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác như thuốc ức chế beta, chất ức chế men chuyển angiotensin,... thông qua việc loại trừ tác dụng phụ thường thấy là tình trạng giữ nước trong cơ thể.
Thuốc lợi tiểu thường được kê đơn như lựa chọn đầu tiên hoặc một thành phần trong thuốc phối hợp theo liều cố định để giúp kiểm soát mức huyết áp hiệu quả nhất. Bên cạnh nhóm thiazide phổ biến nhất, chuyên gia có thể cân nhắc dùng nhóm lợi tiểu quai và lợi tiểu giữ kali cho người kích ứng với lợi tiểu thiazide hoặc đã dùng 3 loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác nhau.
Cũng như đa số các loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác, thuốc lợi tiểu cũng tiềm ẩn nguy cơ để lại tác dụng phụ đối với người bị tăng huyết áp. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, bạn có thể ghi chú lại, đến chuyên gia khám hoặc đôi khi gọi cấp cứu ngay lập tức:
- Đi tiểu thường xuyên hơn: Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc lợi tiểu và có thể kéo dài vài tiếng sau khi uống thuốc.
- Rối loạn nhịp tim: Nên báo sớm với chuyên gia để có sự can thiệp và điều chỉnh kịp thời.
- Biến đổi bất thường về điện giải trong cơ thể: Nên tiến hành thử máu trước và trong quá trình dùng thuốc lợi tiểu để kiểm tra hàm lượng kali, muối cũng như chức năng thận.
- Mệt mỏi, choáng váng: Dấu hiệu này sẽ giảm dần khi cơ thể làm quen với thuốc. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn liên tục, nên đến khám chuyên gia.
- Cơ thể bị mất nước, thường xuyên cảm thấy khát.
- Chuột rút, cơ bắp nhức mỏi: Nếu đang dùng thuốc lợi tiểu giữ kali, nên tuân thủ đúng theo chỉ định của chuyên gia.
- Khó thở hoặc sưng tấy ở mặt, cổ, môi, lưỡi: Cần ngưng dùng thuốc lợi tiểu ngay lập tức và gọi cấp cứu.
Tuyệt chiêu kiểm soát huyết áp an toàn, hiệu quả
Nếu như dùng thuốc tây lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận thì sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên có tác dụng tuyệt vời trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp an toàn mà không để lại tác dụng phụ lại được quan tâm trong thời gian gần đây.
Chỉ số huyết áp của anh bao nhiêu rồi? TPBVSK Định Áp Vương với các thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên dùng theo lộ trình 3-6 tháng không có tác dụng phụ và rất tốt cho huyết áp khi dùng lâu dài anh nhé! Chúc anh sức khỏe!