Đa số mọi người đang có huyết áp ở mức 110/60. Do đó, “huyết áp 110/60 là cao hay thấp?” chắc hẳn sẽ là băn khoăn của rất nhiều người! Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn giải đáp được thắc mắc này.

Huyết áp 110/60 là cao hay thấp?

Trả lời câu hỏi: “Huyết áp 110/60 là cao hay thấp?”, PGS.TS. BSCK II Khoa Nội tim mạch Nguyễn Văn Quýnh đã đưa ra nhận định: “Vâng. Huyết áp 110/60 mmHg là mức huyết áp lý tưởng. Chỉ số huyết áp tầm 110/60, 110/70 là hoàn toàn bình thường”. Như vậy, theo lời của Phó giáo sư, bạn có thể hoàn toàn yên tâm với mức huyết áp 110/60 của mình.

pgsts-nguyen-van-quynh-nhan-dinh-11060-la-muc-huyet-ap-toi-uu.webp

PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh nhận định: 110/60 là mức huyết áp tối ưu

Chỉ số huyết áp bình thường theo WHO

Chỉ số huyết áp là thông số quan trọng phản ánh phần nào sức khỏe tim mạch của mỗi người. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì mức huyết áp bình thường ở người lớn (từ 20 tuổi trở lên) sẽ là nhỏ hơn 120/80 mmHg. Tuy nhiên, khi bạn già đi, các mạch máu có xu hướng trở nên cứng hơn, cholesterol và chất béo tích tụ có thể làm huyết áp thay đổi theo độ tuổi. Vì thế, WHO đã đưa ra chỉ số huyết áp trung bình ở người bình thường theo từng độ tuổi như sau:

Tuổi

Nam

Nữ

15-19 tuổi

120/70 mmHg

111/67 mmHg

20-29 tuổi

124/75 mmHg

114/69 mmHg

30-39 tuổi

126/79 mmHg

118/73 mmHg

40-49 tuổi

130/83 mmHg

126/78 mmHg

50-59 tuổi

137/85 mmHg

134/81 mmHg

Bảng chỉ số huyết áp trung bình ở người bình thường theo WHO

Như vậy, có thể thấy rằng để đánh giá mức huyết áp là bình thường hay không, ta cần căn cứ vào cả tuổi và giới tính của người bệnh thì mới có thể đưa ra kết luận chính xác nhất.

Huyết áp bao nhiêu là cao?

Chỉ số huyết áp được chia làm 2 phần: Số đứng trước là huyết áp tối đa, số đứng sau là huyết áp tối thiểu. Lấy ví dụ chỉ số huyết áp 110/60 có nghĩa là huyết áp tối đa đang ở mức 110mmHg còn huyết áp tối thiểu đang ở mức 60mmHg. Huyết áp cao là khi có huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Hội Tim mạch học Việt Nam đã đưa ra phân độ bệnh tăng huyết áp như sau:

  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tối đa ở mức 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ở mức 90-99 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tối đa 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu 100-109 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tối đa ≥ 180mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥110 mmHg.

Huyết áp cao có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Khi dân số già đi và tuổi thọ tăng thì bệnh huyết áp cao càng dễ xảy ra. Nếu như không có các biện pháp dự phòng từ sớm, mức huyết áp tối ưu sẽ không giữ được lâu dài. Huyết áp sẽ bắt đầu tăng ngay sau tuổi 40, thậm chí là sau 30 tuổi.

bang-phan-do-tang-huyet-ap-theo-hoi-tim-mach-hoc-viet-nam-nam-2015.webp

Bảng phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2015

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột và cách xử trí đúng.

Huyết áp bao nhiêu là thấp?

Mức huyết áp thấp là mức huyết áp dưới 90/60 mmHg ở người trưởng thành và dưới 100/60 mmHg ở người già trên 65 tuổi.

Nhóm đối tượng gặp phải tình trạng này thường là nữ giới ở độ tuổi từ 20 đến 40. Cơ thể người bệnh bị suy nhược, có thể không phát hiện triệu chứng. Hoặc nếu có, cũng chỉ là những biểu hiện hoa mắt, đau đầu, tức ngực thoáng qua.

Cần làm gì để giữ mức huyết áp ổn định?

Qua những thông tin trên, có thể thấy rằng mức huyết áp 110/60 là hoàn toàn bình thường, không cao cũng không thấp. Tuy nhiên, như đã đề cập đến, huyết áp của con người có xu hướng tăng theo thời gian. Do đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau để giữ chỉ số huyết trong phạm vi tối ưu nhất. 

Chế độ ăn giảm muối

Một nghiên cứu liên quan đến chế độ ăn giảm muối và các bệnh về tim mạch - huyết áp được đăng tải trên trang The New England Journal of Medical, đã cho kết quả rằng: Chỉ cần giảm 3g muối trong chế độ ăn hàng ngày thì có thể sẽ làm giảm được 60.000 - 120.000 ca mắc mới các bệnh về tim mạch và tăng huyết áp mỗi năm, tỷ lệ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tử vong cũng giảm theo đó.

Từ đó, có thể thấy được tầm quan trọng của việc giảm lượng muối trong các bữa ăn hàng ngày trong phòng và cải thiện các bệnh về tim mạch mà điển hình là tăng huyết áp. Sau đây, là khuyến nghị giảm muối trong bữa ăn của WHO cho từng lứa tuổi:

  • Người lớn: Dưới 5g/ngày (chỉ dưới 1 thìa cà phê).
  • Trẻ em 2-15 tuổi: Điều chỉnh giảm xuống dưới mức tối đa được khuyến nghị cho người lớn, tùy theo nhu cầu năng lượng của từng trẻ.

Tập thể dục thường xuyên

Vận động chính là chiếc chìa khóa vạn năng trong phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch. Đi bộ nhanh trong vòng 30-45 phút và từ 5-7 ngày/tuần không những giúp bạn giữ vững được mức huyết áp tối ưu 110/60 của mình mà còn có thể đẩy lùi được bệnh mỡ máu cao và giúp ổn định đường huyết. Đặc biệt, điều này sẽ khiến bạn thấy trẻ hơn, khỏe hơn mỗi ngày.

Sử dụng các thảo dược hỗ trợ ổn định huyết áp

Bạn đang muốn tìm kiếm loại thảo dược gần gũi, có tác dụng ổn định huyết áp tốt. Thì cần tây chính là câu trả lời đáng lưu tâm nhất. Một nghiên cứu hoàn thành vào năm 2019 tại đại học Muhammadiyah Kudus, đã chứng minh tác dụng tuyệt vời của loại rau này trong việc làm hạ huyết áp tối đa, tối thiểu và giảm mỡ máu. Sở dĩ, cần tây có thể hỗ trợ ổn định huyết áp cho người bệnh bởi những cơ chế như sau:

  • Góp phần điều hòa, làm chậm nhịp tim.
  • Giãn mạch, giúp máu lưu thông.
  • Lợi tiểu nhờ thành phần tinh dầu.
  • Hỗ trợ giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Nhờ những tác động đó, cần tây góp phần điều hòa, làm ổn định huyết áp, đưa huyết áp trở về bình thường. Theo tạp chí Kinh tế Việt Nam, 92,8% người dùng hài lòng khi sử dụng các sản phẩm chứa cao cần tây trong hỗ trợ ổn định huyết áp.

an-rau-can-tay-giup-duy-tri-chi-so-huyet-ap-toi-uu.webp

Ăn rau cần tây giúp duy trì chỉ số huyết áp tối ưu

Trên đây là những chia sẻ về huyết áp và các thông số kèm theo. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn có câu trả lời chính xác về thắc mắc: “Huyết áp 110/60 là cao hay thấp?”. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến huyết áp, hãy để lại bình luận dưới bài viết để được chúng tôi giải đáp nhé! Chúc bạn và gia đình luôn có 1 trái tim thật khỏe mạnh!

Tài liệu tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/average-blood-pressure-by-age-5085328

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/21464-low-blood-pressure-when-to-seek-emergency-care