Nhiều người có chỉ số huyết áp 150 mmHg nhưng không rõ đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe như thế nào? Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm. 

Huyết áp 150 mmHg nghĩa là gì?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch, càng nhiều máu bơm vào tim sẽ khiến động mạch hẹp lại, huyết áp càng cao. Huyết áp được xác định dưới dạng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (áp lực trong mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập).

Ở người bình thường, chỉ số huyết áp dưới 120/80 mmHg. Bạn được xác định bị cao huyết áp khi: Chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và tâm trương ≥ 90 mmHg. Giai đoạn đầu của tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu là 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương là 90-99 mmHg. 

Do đó, người có huyết áp 150 mmHg, tức là người bệnh đang gặp tình trạng tăng huyết áp giai đoạn 1. Tuy nhiên, để xác định bạn có bị cao huyết áp hay không, người ta cần căn cứ vào kết quả đo huyết áp của nhiều ngày. Bởi huyết áp có thể tăng do những nguyên nhân như: Căng thẳng, quá cảm xúc, sau khi uống rượu, tập thể dục, lao động nặng.

Người có huyết áp 150 mmHg có thể do uống rượu, bia

Người có huyết áp 150 mmHg có thể do uống rượu, bia

Huyết áp 150 mmHg nguy hiểm như thế nào?

Áp lực máu quá lớn lên thành động mạch có thể là tổn thương mạch máu cũng như các cơ quan của cơ thể. Mặc dù huyết áp 150 mmHg chỉ là tăng huyết áp giai đoạn đầu nhưng nếu không được kiểm soát thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng bao gồm:

  • Phình mạch: Huyết áp tăng có thể làm tổn thương các mạch máu và phình ra, tạo thành chứng phình động mạch. 
  • Đau tim: Tăng huyết áp có thể gây ra cứng và dày động mạch (xơ vữa động mạch), dẫn đến đau tim.
  • Hẹp động mạch thận: Điều này có thể làm giảm chức năng của thận.
  • Hội chứng chuyển hóa: Biến chứng này là do các chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn như tăng kích thước vòng eo, giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL - cholesterol tốt) và tăng hormon insulin.
  • Suy giảm trí nhớ: Huyết áp cao không kiểm soát có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học tập của người bệnh.

Hơn nữa, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cao huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu không thể xem thường. Tình trạng này diễn biến âm thầm, kéo dài từ 15 - 20 năm mà bạn không hề hay biết. Theo Hội Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở những người từ 25 tuổi trở lên chiếm 25,1%. Trong những năm gần đây, bệnh lý cao huyết áp đang dần trẻ hóa, tỷ lệ tiền cao huyết áp cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, cao huyết áp còn dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như suy thận, đột quỵ... Vì vậy, việc điều trị sớm là rất cần thiết.

>>> Xem thêm: Bảng chỉ số huyết áp theo nhóm tuổi chính xác nhất hiện nay

Cách điều trị huyết áp cao 150 mmHg

Ở giai đoạn tăng huyết áp nhẹ, người bệnh thường chỉ cần thay đổi lối sống. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng thuốc để ổn định huyết áp.

Điều chỉnh lối sống

Người bệnh bị tăng huyết áp giai đoạn 1 có thể giảm huyết áp bằng cách thay đổi lối sống theo những cách như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời, hạn chế sử dụng lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Kiểm soát cân nặng: Đi đối với chế độ ăn uống lành mạnh là cân nặng hợp lý. Bởi vì thừa cân là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, do đó, giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm huyết áp hiệu quả.
  • Tăng cường vận động: Người bệnh nên thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ, bơi, yoga,...

Người có huyết áp 150 mmHg có thể điều chỉnh chế độ ăn để cải thiện tình trạng bệnh

Người có huyết áp 150 mmHg có thể điều chỉnh chế độ ăn để cải thiện tình trạng bệnh

Điều trị cao huyết áp bằng thuốc tây

Nếu buộc phải dùng thuốc tây hạ huyết áp điều trị, cần hiểu về đặc tính của thuốc để dùng cho đúng, đặc biệt là đối với người có các bệnh lý khác kèm theo. Có nhiều thuốc trị cao huyết áp đang được sử dụng ở nước ta, chia thành nhiều nhóm. Với mỗi nhóm thuốc sẽ có một số đặc tính khác nhau, phù hợp với từng trường hợp. Cụ thể: Thuốc lợi tiểu, chẹn alpha, chẹn beta, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, đối kháng thụ thể angiotensin II.

Việc dùng thuốc tây hạ huyết áp cần tuân thủ theo chỉ định để quá trình điều trị đạt hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ. Theo khuyến cáo, khi mới bị tăng huyết áp, bạn nên dùng thuốc đầu tiên là nhóm lợi tiểu, đặc biệt là nhóm thiazid hoặc một trong 3 nhóm đối kháng canxi, ức chế men chuyển, đối kháng thụ thể angiotensin II. 

>>> Xem thêm: Điều trị tăng huyết áp và những lời khuyên hữu ích

Hạ huyết áp bằng sản phẩm thảo dược chứa cao cần tây

Sử dụng cao cần tây hạ huyết áp là phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng. Một số nghiên cứu về tác dụng của cao cần tây cho thấy: Chiết xuất cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23-38 mmHg. Tác dụng này kéo dài ngay cả khi đã ngừng sử dụng do độ đào thải khỏi cơ thể của chất N-butylphthalide trong cần tây thấp. Đặc biệt, cao cần tây không gây ảnh hưởng đến huyết áp của người có huyết áp bình thường nên không gây hạ huyết áp quá mức.

Ngoài ra, cao cần tây còn được chứng minh không chỉ có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương mà còn giúp giảm lipid máu. Hơn nữa, khi dùng với liều rất cao (5000 mg/kg cân nặng) mà không gây độc cho cơ thể.

Cần tây có tác dụng hạ huyết áp rất tốt

Cần tây có tác dụng hạ huyết áp rất tốt

Dựa trên những bằng chứng khoa học chứng minh, các nhà nghiên cứu đã bào chế thành công sản phẩm thảo dược chứa cao cần tây kết hợp với thành phần thảo dược khác như: Cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, chiết xuất tỏi,... giúp kiểm soát hiệu quả huyết áp ở giai đoạn nhẹ.

Trên đây là những thông tin về huyết áp 150 mà bạn có thể tham khảo: Hy vọng những thông tin trên giúp bạn xác định được bệnh chính xác, từ đó cải thiện được bệnh sớm và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh cao huyết áp, hãy để lại bình luận phía dưới. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn câu trả lời nhanh và đầy đủ nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health-news/mild-hypertension-lowering-your-blood-pressure-could-save-your-life-122214

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4314-hypertension-high-blood-pressure

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410