Huyết áp là thông số giúp chúng ta đánh giá, phát hiện sớm những bất thường của hệ tuần hoàn. Bảng chỉ số huyết áp theo nhóm tuổi sẽ cho bạn biết được thông số huyết áp chuẩn phù hợp với lứa tuổi, từ đó đưa ra cảnh báo sức khỏe được chính xác hơn.

Bảng chỉ số huyết áp theo lứa tuổi

Bảng chỉ số huyết áp theo từng nhóm tuổi đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên sử dụng sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch và có hướng xử trí kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. 

Hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể sẽ thay đổi theo từng độ tuổi. Vì vậy, ở mỗi nhóm tuổi khác nhau sẽ có những thông số để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe, từ đó có thể đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Dưới đây là bảng chỉ số huyết áp chuẩn theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): 

Nhóm tuổi

Huyết áp trung bình (mmHg)

Huyết áp tối đa (mmHg)

Trẻ từ 1 - 12 tháng tuổi

75/50

100/70

Trẻ từ 1 - 4 tuổi

80/50

110/80

Trẻ từ 3 - 5 tuổi

80/50

110/80

Trẻ từ 6 - 13 tuổi

85/55

120/80

Trẻ từ 13 - 15 tuổi

95/60

140/90

Người từ 15 - 19 tuổi

117/77

120/81

Người từ 20 - 24 tuổi

120/79

132/83

Người từ 25 - 29 tuổi

121/80

133/84

Người từ 30 - 34 tuổi

122/81

134/85

Người từ 35 - 39 tuổi

123/82

135/86

Người từ 40 - 44 tuổi

125/83

137/87

Người từ 45 - 49 tuổi

127/64

139/88

Người từ 50 - 59 tuổi

129/95

142/89

Bảng chỉ số huyết áp chuẩn theo nhóm tuổi

>>> XEM THÊM: Cách nhận biết, phòng ngừa và chữa trị tiền cao huyết áp.

Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp

Thông thường hiện nay các loại máy đo huyết áp được thiết kế có cách đọc tương tự nhau thuận tiện cho người sử dụng. Cụ thể:

  • Chỉ số huyết áp trên cùng ngang với ký tự SYS biểu thị thông số huyết áp tâm thu.
  • Chỉ số huyết áp phía dưới, ngang với kí tự DIA biểu thị huyết áp tâm trương.
  • Ngoài ra một số máy còn có thêm chức năng đo nhịp tim có ký hiệu là Pulse.

Huyết áp tâm thu sẽ được đọc trước sau đó mới đến huyết áp tâm trương. Giả sử kết quả đo huyết áp của bạn là 135/80 mmHg tức là huyết áp tâm thu là 135mmHg còn huyết áp tâm trương sẽ là 80 mmHg. Dựa vào chỉ số huyết áp đo được và bảng thông số huyết áp theo nhóm tuổi bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình hiện tại như thế nào. Thông thường huyết áp ổn định sẽ dao động trong khoảng 90/60mmHg đến 140/90mmHg. 

Huyết áp cao là khi chỉ số huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg. Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu ≤ 90 mmHg và huyết áp tâm trương < 60 mmHg.

Lưu ý để kiểm tra kết quả huyết áp chính xác hơn và biết được liệu mình có thực sự bị tăng huyết áp hay không, bạn nên đo huyết áp tại nhiều thời điểm trong ngày. Đồng thời nên đo huyết áp ở cả hai cánh tay sau khoảng 5 phút nghỉ ngơi hoặc ít nhất là 1 đến 2 phút ở tư thế đứng. 

Chỉ số huyết áp người cao tuổi và người trẻ sẽ có sự khác nhau về mặt sinh lý, vì vậy cần so sánh với số liệu trong bảng chỉ số huyết áp để hiệu chỉnh phù hợp.

Nguoi-dung-can-doc-dung-chi-so-huyet-ap-va-so-sanh-voi-bang-chi-so-huyet-ap-chuan-de-phat-hien-som-dau-hieu-bat-thuong .webp

Người dùng cần đọc đúng chỉ số huyết áp và so sánh với bảng chỉ số huyết áp chuẩn để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường

Ý nghĩa của chỉ số huyết áp

Huyết áp của chúng ta được đánh giá bởi hai chỉ số đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Ở kết quả sau khi đo huyết áp, chỉ số được đọc trước chính là thông số của huyết áp tâm thu còn chỉ số phía sau là của huyết áp tâm trương. Các chỉ số này thường thay đổi theo độ tuổi.

  • Huyết áp tâm thu: Huyết áp cao nhất trong mạch máu đo được ở thời kỳ tâm thu, khi tim co bóp đẩy máu ra khỏi lòng mạch.
  • Huyết áp tâm trương: Mức huyết áp thấp nhất, đo được khi cơ tim thả lỏng, máu thu về tim.

Các chỉ số huyết áp và nhịp tim có mối quan hệ mật thiết với nhau. Huyết áp tâm thu được xem là dấu hiệu chính của các bệnh tim mạch gặp phải ở những người trên 50 tuổi. Huyết áp tâm thu thường tăng lên theo tuổi tác, sự phát triển của mảng bám và độ cứng của thành mạch, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Tuy nhiên, trên thực tế các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều có vai trò vô cùng quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp. Tăng huyết áp tâm trương cũng là nguyên nhân khiến nhiều người có nguy cơ cao bị đột quỵ và mắc bệnh tim mạch.

Chi-so-huyet-ap-giup-ban-theo-doi-tinh-hinh-suc-khoe-dac-biet-la-he-tuan-hoan.webp

Chỉ số huyết áp giúp bạn theo dõi tình hình sức khỏe đặc biệt là hệ tuần hoàn

Mách bạn cách duy trì chỉ số huyết áp bình thường tại nhà

Lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày,... là giải pháp duy trì chỉ số huyết áp bình thường đang được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Bởi có nhiều trường hợp, bệnh tăng huyết áp thường diễn ra âm thầm và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm bất cứ lúc nào nếu các chỉ số huyết áp không được kiểm soát tốt. 

Chế độ ăn phù hợp

Huyết áp chịu nhiều ảnh hưởng bởi các thực phẩm chúng ta tiêu thụ trong ngày. Trong đó đặc biệt là các thành phần như lượng nước, muối, chất béo,… Để có được một chỉ số huyết áp tốt, bạn cần duy trì chế độ ăn lành mạnh, hợp lý như sau:

  • Không nên ăn quá nhiều muối mỗi ngày. Những người có tiền sử bị tăng huyết áp, tai biến mạch máu não cần có chế độ ăn giảm muối một nửa hoặc bằng 2/3 so với người bình thường (2g/ngày).
  • Hạn chế ăn mỡ động vật, nên thay thế bằng các loại dầu thực vật, dầu cá. Mỗi ngày không nên ăn quá 20g dầu ăn, chất béo các loại.
  • Nên ăn phối hợp giữa protein động vật và thực vật. Trong đó ưu tiên các loại protein có nguồn gốc thực vật nhiều hơn, nhất là các loại đậu (đậu tương, đậu xanh,..). Không nên ăn quá nhiều đạm vì chúng có thể thúc đẩy bệnh mạch máu tiến triển nặng hơn.
  • Nên bổ sung tinh bột bằng việc ăn các loại ngũ cốc nguyên cám như: Gạo lứt, lúa mạch, khoai lang,…
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê và các loại đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Đây là những tác nhân chính làm tăng hàm lượng cholesterol – nguyên nhân gây xơ vữa và tắc hẹp mạch máu.

Huyet-ap-on-dinh-nho-che-do-an-it-dau-mo-va-nhieu-rau-xanh.webp

Huyết áp ổn định nhờ chế độ ăn ít dầu mỡ và nhiều rau xanh

>>> XEM THÊM: Top 5 thực phẩm người bị cao huyết áp nên liệt kê vào dang sách "back list".

Luyện tập hàng ngày

Việc luyện tập thể thao thường xuyên là phương pháp hữu ích giúp bạn duy trì huyết áp ở mức ổn định. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có mối liên quan mật thiết giữa béo phì và tăng huyết áp. Trên thực tế, những người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn so với người bình thường. Và có khoảng 50% người cao tuổi bị tăng huyết áp là người béo phì.

Rèn luyện sẽ giúp cơ thể điều hòa tốt cholesterol trong máu, giúp kìm hãm sự xơ hóa và tăng tính đàn hồi, co giãn cho thành mạch. Mặt khác chúng còn giúp cho máu được lưu thông tốt hơn, giúp điều hòa huyết áp.

Tuy nhiên để phương pháp này mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải duy trì được thói quen luyện tập hàng ngày, mỗi ngày dành ít nhất là 30 phút rèn luyện với mức độ phù hợp. Hiệu quả điều hòa huyết áp sẽ nhận thấy rõ ràng sau khoảng 2 – 3 tháng kiên trì luyện tập. Một số môn thể thao bạn có thể áp dụng như: Đi bộ, chạy bước nhỏ, đạp xe, tập yoga,… 

tap-the-duc-hang-ngay-giup-giam-mo-thua-va-suc-ep-cho-thanh-mach.webp

Tập thể dục hàng ngày giúp giảm mỡ thừa và sức ép cho thành mạch

Cân bằng tâm lý

Căng thẳng, stress, sốc,… là một trong những nguyên nhân khởi đầu cho cơn tăng huyết áp. Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra cortisol, làm tăng tiết các chất gây co thành mạch từ đó khiến huyết áp tăng lên.

Vì vậy để huyết áp được ổn định, bạn nên cố gắng giữ cho tâm lý của mình được thoải mái. Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp. 

Thường xuyên kiểm tra huyết áp

Để biết được huyết áp có bất thường hay không, cách tốt nhất là bạn nên kiểm tra huyết áp tại nhà thường xuyên bằng các máy đo huyết áp điện tử. Điều này sẽ giúp bạn có thể phát hiện những bất thường sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng lâm sàng.

Các chuyên gia khuyên rằng, trong tủ thuốc của mỗi gia đình nên có một máy đo huyết áp cá nhân, đặc biệt là những người có nguy cơ cao (béo phì, tiền sử gia đình có người bị mắc các bệnh về tim mạch,…). Ngoài ra đo huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn theo dõi xem liệu pháp điều trị huyết áp hiện tại có hiệu quả hay không, giúp phân biệt giữa tăng huyết áp thực thể và tăng huyết áp do hội chứng “áo choàng trắng” (tăng huyết áp khi ở cơ sở y tế nhưng lại bình thường khi ở nhà).

Để đạt được hiệu quả tốt, bạn nên theo dõi huyết áp tại nhà mỗi ngày và đo ở các khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Ngoài ra chuẩn bị một cuốn sổ nhỏ đi kèm để ghi lại kết quả đo được, giúp thuận tiện hơn trong quá trình theo dõi, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Như chúng ta đều biết trong Đông y có rất nhiều loại thảo dược tốt cho huyết áp, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hiệu quả. Ưu điểm nổi bật của những loại thảo dược này là an toàn khi dùng lâu dài, thân thiện với cơ thể và dễ hấp thu. Trong đó, nổi bật là cần tây được biết đến từ lâu với công dụng tốt cho huyết áp. Trong rau cần tây có chứa nhiều thành phần như: Canxi, tinh dầu, manitol, acid amin tự do, vitamin,… giúp tăng cường tuần hoàn máu và khả năng miễn dịch của cơ thể. Chất apigenin trong cần tây có khả năng phòng ngừa cao huyết áp và chống co thắt mạch. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh được tác dụng hạ huyết áp rõ rệt của cần tây cũng như khả năng phòng ngừa bệnh tim mạch của loại rau này.

Ngoài ra, cần tây còn chứa butylphthalide có tác dụng chống oxy hóa, giảm cholesterol xấu và thúc đẩy sản xuất cholesterol tốt, giúp điều hòa ổn định mức cholesterol trong cơ thể. Theo một thử nghiệm được thực hiện tại trung Java từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2016 đã cho thấy, người sử dụng nước ép cần tây sau một thời gian đều có huyết áp tâm thu và tâm trương giảm đi so với ban đầu.

Tạp chí kinh tế Việt Nam cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát và cho thấy, có 92,8% người bệnh trong tổng số người sử dụng hoàn toàn hài lòng về hiệu quả hỗ trợ điều trị tăng huyết áp của sản phẩm có thành phần là cao cần tây.

Can-tay-thao-duoc-tot-cho-nguoi-bi-huyet-ap.webp

Cần tây - Thảo dược tốt cho người bị huyết áp

Huyết áp ổn định là tiền đề cho một trái tim khỏe mạnh. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về bảng chỉ số huyết áp theo nhóm tuổi cũng như một số phương pháp giúp ổn định huyết áp tại nhà. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận dưới bài viết để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời nhé!

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/blood-pressure/art-20050982

https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/diastolic-and-systolic-blood-pressure-know-your-numbers

https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension/blood-pressure-reading-explained