Tăng huyết áp (hay cao huyết áp) gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng cho cơ thể. Note ngay 7 tip đơn giản sau để ngăn ngừa, kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả và chia sẻ cho nhiều người cùng biết bạn nhé!

7 tuyệt chiêu giúp ngăn ngừa, kiểm soát tăng huyết áp – bạn có biết?

Tăng huyết áp (hay cao huyết áp) gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể như: Bệnh về tim (suy tim, đau tim, thiếu máu tim, ngừng tim…), bệnh thận và thậm chí là đột quỵ. Người ta ước tính rằng, ở Mỹ cứ 3 người thì có 1 người bị cao huyết áp.

Phó Giáo sư Gbenga Ogedegbe – Chuyên gia về cao huyết áp ở New York cho biết: “Chúng ta không thể thay đổi được các vấn đề liên quan đến tuổi tác, nhưng lại có thể điều chỉnhlối sống để kiểm soát huyết áp của mình”.

Dưới đây là 7 lời khuyên để kiểm soát, ngăn ngừa tăng huyết áp hữu ích dành cho bạn:

1. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức chuẩn

Theo PGS.Ogedegbe, việc phòng ngừa cao huyết áp liên quan đến việc kiểm soát cân nặng của bạn. Tăng cân khiến cơ thể nặng nề, ì ạch hơn và máu cũng vậy, vì thếtim phải hoạt động vất vả hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể. Thêm vào đó, khi tăng cân quá mức sẽ khiến các chất bị dư thừa, nhất là chất béo dần dần tích tụ ở mạch máu làm hẹp thành mạch, xơ vữa thành mạch… Đây đều là những nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp. Do vậy, những người đang thừa cân, béo phì hãy nhanh chóng giảm cân; còn những người đang có mức cân nặng tiêu chuẩn (theo chỉ số BMI) thì cần kiểm soát để không bị tăng cân.

2. Chế độ ăn uống cân bằng

Một chế độ ăn với nhiều rau củ và trái cây tươi, hạn chế chất béo cũng như đường; sẽ giúp bạn duy trì huyết áp ổn định, đồng thời hạ huyết áp ở những người bị cao huyết áp. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn DASH – được mệnh danh là phương pháp ăn toàn diện tốt nhất cho người bị cao huyết áp.

3. Ăn ít muối

Lượng muối ăn vào càng cao, thì huyết áp của bạn sẽ càng cao. Vì thành phần chính của muối (bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh…) là natri, nên khi bạn ăn nhiều muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào với natri, gây mất nước ở tế bào, làm co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng huyết áp. Người bị cao huyết áp chỉ nên dùng 2-3 gram muối/ ngày và hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối như: Mắm tôm, mắm tép, dưa cà muối mặn, thịt cá đóng hộp, thịt sấy…

4. Luyện tập thường xuyên

Việc tập luyện thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát chứng tăng huyết áp, mà còn giúp tăng cường sức khỏe của bạn. Điều này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng thừa cân, tăng cường trao đổi chất, kiểm soát tâm trạng và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

5. Hạn chế rượu và các chất kích thích

Rượu và các chất kích thích không tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh cao huyết áp nói riêng. Bởi đây là nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch – nguyên nhân của chứng tăng huyết áp. Vì thế, hãy dùng những chất này điều độ và tốt hơn hết là kiêng sử dụng chúng hoàn toàn!

6. Theo dõi huyết áp

Bệnh tăng huyết áp diễn biến rất “âm thầm”, khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng thường là lúc bệnh đã nặng và để lại các biến chứng rất nghiêm trọng cho người bệnh. Nên việc theo dõi huyết áp thường xuyênlà điều cần thiết, để bạn chủ động phòng ngừa, điều trị sớm và hạn chế các biến chứng của huyết áp cao.