Cao huyết áp là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo độ tuổi. Do đó, giải pháp giúp làm hạ huyết áp là vấn đề đáng được quan tâm vì những hậu quả to lớn của nó. Bạn có thể tham khảo 9 cách đơn giản sau đây để kiểm soát huyết áp, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm nhé!

Cao huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng, do đó nhiều người chỉ nhận ra bệnh khi họ bị tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ). Tốt nhất, mỗi người nên thường xuyên kiểm tra huyết áp định kỳ, với những người chưa bị cao huyết áp và bị nghi ngờ cao huyết áp thì cần được đo huyết áp nhiều lần. Nếu huyết áp vẫn cao thì nên bắt đầu biện pháp điều chỉnh cách sống (tập thể dục, cai thuốc lá, điều chỉnh chế độ ăn) và xem xét điều trị thuốc.

Bên cạnh đó, có thể áp dụng những biện pháp hạ huyết áp tự nhiên, lành mạnh nhằm giúp cho huyết áp luôn ổn định. Bạn có thể tham khảo 9 gợi ý đơn giản sau đây để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, bao gồm:

1. Đi bộ

Nhiều thí nghiệm cho thấy, huyết áp của những bệnh nhân thường xuyên đi bộ tập thể dục giảm được khoảng 8 – 6mmHg. Vận động giúp chức năng điều hòa oxy của tim hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình bơm máu tới các bộ phận trong cơ thể. 30 phút luyện tập mỗi ngày sẽ tăng sức bền cho tim và giúp hạ huyết áp hiệu quả.

2. Hít thở sâu

Thở sâu, thở chậm, kết hợp với các động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp giảm các loại hormone gây căng thẳng – tác nhân làm tăng lượng renin, một loại enzym trong thận làm tăng huyết áp. Cách hiệu quả nhất là bạn hãy tập thở sâu 5 phút vào buổi sáng và tối.

3. Bổ sung nhiều thực phẩm từ đậu nành

Một nghiên cứu đăng tải trên chuyên san của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, chế độ ăn hạn chế carbohydrate nhưng nhiều thực phẩm từ đậu nành hoặc sữa sẽ giúp hạ huyết áp tâm thu ở các bệnh nhân huyết áp cao cũng như bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.

4. Ăn nhiều thực phẩm giàu kali

Theo GS Linda Van Horn, chuyên gia tại Đại học Dược Feinberg (Mỹ), các loại rau củ quả giàu kali rất quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Lượng kali thích hợp là từ 2.000 – 4.000mg/ngày. Các loại thực phẩm giàu kali gồm khoai tây, cà chua, nước cam, chuối, đậu đỏ, đậu Hà Lan, dưa hấu, dưa bở và một số loại quả khô như mận và nho khô.

5. Tăng canxi

Ăn cá nhỏ nguyên xương, nghêu sò, uống sữa, ăn mè là những biện pháp tăng canxi trong khẩu phần. Bạn chỉ cần uống 200g sữa bột không béo, ăn 50g nghêu sò, một thìa cafe mè đen là bạn đã nhận được 70% nhu cầu canxi mỗi ngày.

6. Tăng cường thực phẩm chứa vitamin C

Nhiều nghiên cứu cho thấy, vitamin C có vai trò quan trọng đối với huyết áp. Vitamin C làm tăng độ bền thành mạch, là tác nhân chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C là các loại rau xanh, cà chua, đậu đỗ, trái cây như cam, quýt, bưởi, ổi, táo…

7. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Theo nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) trên 24.205 người, làm việc quá 41 tiếng/tuần sẽ đẩy cao nguy cơ tăng huyết áp lên đến 15%. Làm việc quá mức sẽ giảm thời gian vận động và ăn uống lành mạnh. Tốt nhất, bạn nên làm việc và nghỉ ngơi điều độ để dành thời gian đi tập thể dục hoặc thư giãn.

8. Nghe nhạc

Trong một nghiên cứu của Đại học Florence (Italia), 25 bệnh nhân đang điều trị huyết áp cao được cho nghe các loại nhạc cổ điển, nhạc truyền thống Italia trong khoảng 30 phút mỗi ngày, kết hợp hít thở sâu và chậm. Sau một tuần, huyết áp tâm thu của các bệnh nhân đã giảm được 3,2 điểm và một tháng sau giảm được 4,4 điểm.