Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp tại nhà đúng cách góp phần ổn định huyết áp, nâng cao thể trạng, từ đó giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh. Dưới đây là những gợi ý cho bạn về chăm sóc người cao huyết áp đúng cách. Nếu cũng quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây, bạn nhé!

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp được xếp vào loại bệnh mạn tính và diễn ra khi áp lực dòng máu tác động lên thành mạch cao.

Phân độ bệnh cao huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp Châu Âu (ESC/ESH) năm 2018 như sau:

Phân loại Huyết áp tâm thu   Huyết áp tâm trương
Huyết áp tối ưu < 120 mmHg < 80 mmHg
Huyết áp bình thường 120 - 129 mmHg và/hoặc 80 - 84 mmHg
Huyết áp bình thường cao 130 - 139 mmHg và/hoặc 85- 89 mmHg
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥ 140 mmHg < 90mmHg
Tăng huyết áp độ 1 140 - 159 mmHg và/hoặc 90 - 99 mmHg
Tăng huyết áp độ 2 160 - 179 mmHg và/hoặc 100 - 109 mmHg
Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 mmHg và/hoặc ≥ 110 mmHg

Bảng phân độ tăng huyết áp của Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018

Bệnh tăng huyết áp, nếu không được chữa trị và kiểm soát kịp thời thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm: Đau tim, bệnh động mạch vành, suy tim, đột quỵ, mất thị lực, đau thắt ngực, suy thận,... đe dọa đến tính mạng. Theo các chuyên gia, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị thì lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp đúng cách cũng rất quan trọng.

lap-ke-hoach-cham-soc-nguoi-benh-tang-huyet-ap-dung-cach-giup-cai-thien-benh-hieu-qua.webp

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp đúng cách giúp cải thiện bệnh hiệu quả

Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp tại nhà đúng cách

Người bệnh tăng huyết áp cần phải được chăm sóc và kiểm soát các biến chứng chặt chẽ. Do đó, người nhà cần phải có kế hoạch chăm sóc người cao huyết áp đúng cách. Theo đó, các bác sĩ tim mạch đã đưa ra những khuyến cáo dành cho người nhà và người mắc bệnh cao huyết áp như sau:

Tuân thủ dùng thuốc, phối hợp theo dõi huyết áp và tái khám định kỳ

Đầu tiên, người nhà cần phải nhắc nhở người bệnh sử dụng các thuốc điều trị huyết áp cao đúng giờ và đều đặn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi thuốc hay bỏ uống thuốc.

Bên cạnh đó, người nhà cần phối hợp và nhắc nhở người bệnh đo huyết áp thường xuyên. Để chỉ số huyết áp được đo chính xác nhất, người bệnh nên thực hiện 3 lần đo mỗi ngày, mỗi lần cách nhau vài phút. Trước khi đo, người bệnh nên ngồi nghỉ ngơi từ 3 đến 5 phút. Không đo huyết áp khi người bệnh vừa ăn xong hay ngủ dậy, uống rượu, bia, cà phê và hút thuốc lá trước đó 30 phút. Các chỉ số huyết áp hàng ngày cần được ghi vào sổ theo dõi cùng với khoảng thời gian uống thuốc.

Người nhà cần đưa người bệnh đi tái khám thường xuyên để được đánh giá các chỉ số bởi bác sĩ và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp cho từng giai đoạn bệnh.

Khuyến khích, đồng hành cùng người bệnh ăn uống khoa học

Bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, nên hạn chế các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ vì chúng chứa nhiều chất béo, làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tim mạch.

Người nhà nên thực hiện chế độ ăn giảm muối cho người bệnh. Hạn chế các loại thực phẩm như dưa, cà muối, đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá.

Nhắc nhở người bệnh tập luyện thể dục, giảm cân

Tăng huyết áp và cân nặng có mối liên quan mật thiết với nhau. Ở những người thừa cân thì nguy cơ mắc và gặp phải biến chứng bệnh tim mạch cũng cao hơn người bình thường. Tập thể dục không chỉ góp phần điều chỉnh cân nặng mà còn giúp nâng cao thể lực, sức đề kháng của người bệnh. Từ đó, giúp đẩy lùi những bất lợi mà bệnh tăng huyết áp gây ra.

Tạo không gian thoải mái cho người bệnh

Căng thẳng cũng là một yếu tố tác động lớn đến huyết áp. Do đó, người nhà nên tạo không khí thoải mái, tránh áp lực và mang đến cho người bệnh nhiều niềm vui. Khuyến khích người bệnh nghỉ ngơi nhiều hơn, nghe nhạc thư giãn và tập thiền.

tap-thien-giup-cai-thien-tam-trang-nguoi-benh-tang-huyet-ap.webp

Tập thiền giúp cải thiện tâm trạng người bệnh tăng huyết áp

>>> Xem thêm: Tổng hợp các mẹo vặt chữa cao huyết áp tại nhà cực tốt

Tăng huyết áp nguy hiểm ra sao?

Chứng tăng huyết áp thường diễn ra mà không có những biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, khi đến giai đoạn biến chứng bệnh thì các biểu hiện trở nên rầm rộ. Khi các biến chứng xuất hiện thì cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang bị đe dọa. Những biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp có thể kể đến như:

  • Đau tim, đột quỵ: Áp lực mạch máu tăng, tim co bóp nhiều hơn để thắng được áp lực đó. Vì vậy, lâu ngày khiến hoạt động của tim bị ảnh hưởng và có thể gây ra đau tim, đột quỵ do nhồi máu cơ tim.
  • Trên mắt: Các mao mạch máu xung quanh mắt cũng sẽ bị ảnh hưởng khi huyết áp tăng cao. Võng mạc mắt bị ảnh hưởng, tổn thương thần kinh thị giác có thể gây mờ mắt, thậm chí mù lòa.
  • Phình động mạch: Áp lực máu tăng cao làm thành mạch yếu dần và gây biến chứng phình động mạch.
  • Trí nhớ: Khi lưu lượng máu tới não bị giảm đi do huyết áp cao sẽ khiến người bệnh kém tập trung, khả năng ghi nhớ bị suy giảm.
  • Trên thận: Các mạch máu tới thận cũng bị ảnh hưởng bởi huyết áp tăng cao. Sự thiếu máu tới thận làm hoạt hóa hệ thống renin - angiotensin - aldosteron, từ đó kích thích lại khiến huyết áp tăng cao hơn và tác động trực tiếp đến thận.

Phòng ngừa những biến chứng tăng huyết áp

Cao huyết áp khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Những vấn đề người bệnh cần lưu ý để phòng bệnh tăng huyết áp và ngăn ngừa biến chứng đó là:

  • Ăn uống lành mạnh.
  • Giảm lượng muối tiêu thụ ít muối.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên.
  • Đảm bảo dùng thuốc đúng cách.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Hạn chế dùng những chất kích thích bao gồm rượu, bia, thuốc lá,...
  • Kiểm soát căng thẳng.

Bên cạnh những lưu ý bên trên thì người bệnh cũng nên sử dụng thêm các loại thảo dược hỗ trợ cho quá trình kiểm soát huyết áp của mình. Những loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng tốt trên những người mắc bệnh tăng huyết áp như: Cần tây, tỏi, lá dâu tằm, hoàng bá. Cụ thể:

Cần tây: Hỗ trợ làm giãn mạch, tăng sức bền thành mạch. Ngoài ra, vị dược liệu này còn giúp cải thiện mỡ máu, làm thông thoáng thành mạch và góp phần điều hòa nhịp tim. Đặc biệt, cần tây còn giúp giảm thể tích tuần hoàn nhờ việc gia tăng lượng nước tiểu từ đó hỗ trợ hạ huyết áp.

Tỏi: Chứa nhiều thành phần chống oxy hóa nên tỏi giúp ngăn chặn quá trình lão hóa đồng thời góp phần cải thiện nhịp tim và mỡ máu, ngăn chặn xơ vữa động mạch.

Lá dâu tằm: Thảo dược này đã được chứng minh với công dụng hỗ trợ làm giãn mạch. Đồng thời giúp tăng tính đàn hồi của thành mạch và giúp làm chậm nhịp tim ở người mắc bệnh tăng huyết áp.

Hoàng bá: Được sử dụng từ xa xưa với nhiều công dụng khác nhau. Đối với huyết áp, thảo dược này giúp cải thiện sức bền thành mạch, giảm lipid máu và thông thoáng lòng mạch.

thao-duoc-cho-nguoi-mac-benh-tang-huyet-ap.webp

Thảo dược cho người mắc bệnh tăng huyết áp

Như vậy, việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp phù hợp với tình trạng bệnh là chìa khóa cho sức khỏe lâu dài. Người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng thảo dược hỗ trợ để ngăn ngừa những biến chứng bệnh đồng thời kiểm soát huyết áp hiệu quả. Nếu cần giải đáp những thắc mắc về bệnh tăng huyết áp, bạn vui lòng để lại số điện thoại và bình luận dưới bài viết nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20373417

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure/art-20046974

https://www.ama-assn.org/delivering-care/hypertension/patients-can-take-these-steps-lower-their-high-blood-pressure