Ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc bồi bổ sức khỏe và điều trị nhiều bệnh lý nói chung cũng như cao huyết áp nói riêng. Bí quyết chữa huyết áp cao bằng tỏi sau đây sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc ổn định huyết áp.
Những ai dễ bị cao huyết áp
Tuổi càng cao thì càng dễ bị cao huyết áp, cụ thể tỷ lệ người bị chứng tăng huyết áp theo độ tuổi như sau: 3,3% ở độ 18-29 tuổi; 13,2% ở độ 30-39 tuổi; tăng dần đến 51% ở độ tuổi từ 60-74. Theo các nghiên cứu cho thấy, trung bình tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp sẽ tăng thêm 5% khi trung bình tăng thêm 10 tuổi.
Những người dễ bị mắc chứng tăng huyết áp có thể kể đến như:
- Nam giới độ tuổi trung niên.
- Phụ nữ sau mãn kinh.
- Người có tiền sử trong gia đình có người mắc chứng cao huyết áp.
- Uống rượu nhiều: Người uống hơn 60 ml rượu mỗi ngày thì có nguy cơ tăng huyết áp gấp 1,5 lần người không uống.
- Béo phì: Do lượng cholesterol quá dư thừa và ứ đọng trong lòng mạch gây nên.
- Người mắc một số bệnh nội khoa như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường tuýp 2, viêm thận, hội chứng chuyển hóa.
Người béo phì dễ bị chứng tăng huyết áp
Ưu và nhược điểm của tỏi đối với huyết áp
Rất nhiều người quan tâm đến việc sử dụng tỏi chữa bệnh cao huyết áp. Tuy sở hữu nhiều ưu điểm trong việc bảo vệ sức khỏe nhưng tỏi cũng có một số điểm hạn chế khi sử dụng. Do đó, người bệnh cần phải nắm vững những ưu và nhược điểm của tỏi để phát huy công dụng của thảo dược một cách tối đa. Đồng thời, hạn chế những ưu điểm tác động lên sức khỏe cơ thể.
Ưu điểm:
Tỏi còn có khả năng kiểm soát huyết áp thông qua việc làm giảm độ nhớt của máu. Bên cạnh đó, các phân tử lưu huỳnh có trong tỏi có vai trò làm giãn cơ trơn, kích thích sản sinh tế bào nội mạc và giúp giãn mạch máu, từ đó giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Không chỉ vậy, tỏi còn có khả năng cải thiện cholesterol giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch. Các chuyên gia khuyến cáo, người mắc chứng tăng huyết áp nên ăn vài tép tỏi vào mỗi sáng để hạ áp.
Nhược điểm:
Không phải loại thảo dược nào cũng hoàn hảo. Bên cạnh nhiều ưu điểm như vậy thì cũng có một số hạn chế khi dùng tỏi chữa cao huyết áp.
- Không ăn tỏi lúc đói vì có nguy cơ bị loét dạ dày.
- Sử dụng tỏi tươi với hàm lượng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu, giảm cân, cơ thể kém phát triển do tăng sự lý giải các tế bào hồng cầu.
- Không sử dụng tỏi nếu bạn bị khó tiêu.
- Người bị nóng gan không nên dùng tỏi.
- Tác dụng phụ của tỏi: Ợ nóng, tiêu chảy, buồn nôn.
Do đó, bạn nên thận trọng, không được sử dụng tỏi tùy ý và phải tuân theo quy định về lượng tỏi cung cấp mỗi ngày cho cơ thể.
Cách chữa cao huyết áp bằng tỏi cực hay
Tỏi không chỉ đơn thuần là một loại gia vị mà nó còn có nhiều đặc tính chữa bệnh. Nhiều nghiên cứu gần đây đã khẳng định, việc trị cao huyết áp bằng tỏi là một giải pháp hay.
Tỏi có chứa hoạt chất allicin - một hợp chất từ lưu huỳnh. Hợp chất này có khả năng bảo vệ, ngăn ngừa và chống lại các bệnh của hệ thống tim mạch như xơ vữa động mạch, cao huyết áp. Do thành phần của tỏi chứa chất chống oxy hóa (vitamin C và selen) nên thực phẩm này có vai trò làm sạch và hạ mỡ máu, phòng ngừa nguy cơ hình thành những mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, tỏi còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, giữ các chỉ số huyết áp nằm trong trạng thái ổn định.
Dùng tỏi tươi hay tỏi khô chữa cao huyết áp
Theo Viện Linus Pauling, khi bạn nghiền nát hoặc nhai tỏi tươi sống, enzyme alliinase được giải phóng, bắt đầu một loạt các phản ứng dẫn đến sự hình thành allicin. Nguyên liệu tỏi tươi hoặc khô đều có thể cung cấp nhiều allicin. Khả năng hình thành allicin giảm theo độ tuổi hoặc xử lý nhiệt của tỏi. Các nhà nghiên cứu nói rằng, do sự bất ổn của allicin, các dạng tỏi khác với tỏi sống hoặc tỏi tươi, chẳng hạn như tỏi già hoặc tỏi nấu chín, ít hình thành allicin hơn. Sự bất ổn của allicin cũng là lý do allicin tinh khiết không có sẵn như là một chất bổ sung.
Tỏi chữa cao huyết áp rất tốt
Nên ăn bao nhiêu tỏi thì có hiệu quả tốt?
Kết quả của một nghiên cứu được công bố năm 2013 tại Pakistan trên Tạp chí Khoa học dược phẩm đã phân chia các cá nhân được chẩn đoán tăng huyết áp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có liều tỏi khác nhau từ 300, 600, 900, 1200 hoặc 1500mg tỏi mỗi ngày hoặc sử dụng giả dược/thuốc huyết áp. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, tất cả các liều lượng tỏi đều giúp giảm huyết áp tương đương thuốc hạ áp. Với liều lượng tỏi cao hơn cũng như thời gian điều trị dài hơn thì huyết áp càng ổn định hơn.
Khi sử dụng tỏi chữa cao huyết áp bạn cần lưu ý, để yên khoảng 10 phút sau khi thái nhỏ, đập nát hoặc nghiền tỏi. Giải thích cho điều này là do cần có thời gian để lưu huỳnh trong tỏi bị oxy hóa, tạo ra chất allicin có tác dụng chữa huyết áp cao và hỗ trợ điều trị một số căn bệnh khác. Một tép tỏi trung bình nặng khoảng 3g, bạn có thể ăn thường xuyên hàng ngày và nhận được khoảng 5mg allicin mỗi ngày. Huyết áp có thể giảm xuống nhiều hơn nếu bạn tăng lượng tỏi sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với chuyên viên dinh dưỡng về việc thay đổi chế độ ăn uống, bởi khi tiêu thụ quá nhiều tỏi có thể gây hại, đặc biệt nếu bạn đang dùng một số loại thuốc nhất định.
Một số mẹo chữa cao huyết áp bằng tỏi
Có rất nhiều mẹo dùng tỏi chữa cao huyết áp, một số mẹo thường được sử dụng như:
Ăn tỏi sống: Ăn trực tiếp tỏi sống sẽ khiến lượng allicin được giải phóng tối đa nhờ vào lượng enzym allinase được tiết ra nhiều nhất. Do đó, tác dụng ổn định huyết áp sẽ phát huy cao nhất.
Ăn bột tỏi: Để khắc phục nhược điểm mùi vị hăng, cay thì nhiều người chọn dùng bột tỏi để hỗ trợ trị bệnh tăng huyết áp.
Tỏi trong dầu ô liu: Bạn có thể cho tỏi vào dầu oliu và để lên bếp ở lửa vừa trong vòng 3-5 phút. Sau đó, vớt tỏi và lấy dầu làm sốt cho các món ăn.
Trà tỏi: Cho khoảng 1 đến 3 tép tỏi vào một cốc nước sôi, để trong vòng 5 phút và lọc lấy nước uống.
>>> Xem thêm: Ăn uống gì để hạ huyết áp nhanh? Top 20 đồ ăn thức uống cần dùng mỗi ngày
Các thảo dược khác giúp ổn định huyết áp
Bên cạnh việc trị cao huyết áp bằng tỏi, người mắc chứng bệnh này cũng có thể sử dụng thêm nhiều loại thảo dược khác để hỗ trợ. Các loại thảo dược tốt cho người tăng huyết áp có thể kể đến như: Lá dâu tằm, cần tây, hoàng bá. Trong đó, nổi bật nhất chính là khả năng cải thiện huyết áp của cần tây.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, cần tây có tác dụng điều hòa huyết, bổ thần kinh. Từ xa xưa, cần tây thường được dùng để để bồi bổ cơ thể trong trường hợp suy nhược do làm việc quá sức. Ngoài ra, cần tây còn giúp ổn định ở những trường hợp kích thích thần kinh và được dùng để hỗ trợ cải thiện huyết áp cao. Các nghiên cứu liên quan đến tác dụng của cần tây cho biết: Cao cần tây có khả năng hỗ trợ hạ huyết áp, đồng thời vị dược liệu này còn cải thiện lipid máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.
Cần tây giúp hỗ trợ hạ huyết áp, cải thiện lipid máu
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã “bỏ túi” thêm cách chữa cao huyết áp bằng tỏi hiệu quả. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp tốt nhất, hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện đều đặn và đặc biệt. Nếu bạn còn băn khoăn về các thông tin liên quan đến bệnh cao huyết áp, hãy để lại bình luận phía dưới, đội ngũ tư vấn sẽ hỗ trợ bạn nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/nutrition/garlic-for-blood-pressure
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6966103/
https://www.verywellhealth.com/can-garlic-beat-high-blood-pressure-3571761