Người huyết áp cao có nên ngâm chân nước gừng? Câu hỏi này chắc hẳn sẽ là thắc mắc của rất nhiều người bệnh cao huyết áp. Bởi lẽ, gừng là loại gia vị thông dụng, gần gũi lại dễ kiếm. Nếu dùng được để ngâm chân thì sẽ rất tiện dụng, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng: “Gừng chống chỉ định với người cao huyết áp”. Vậy, quan điểm đó là đúng hay sai? Huyết áp cao có ngâm chân nước gừng được không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Bị huyết áp cao nên ngâm chân bằng nước gừng - Sự thật là gì?

Nếu bạn đang thắc mắc: “Người huyết áp cao có nên ngâm chân nước gừng không?” Câu trả lời là: Có! Người bị huyết áp cao nên ngâm chân bằng nước gừng 3-5 lần/tuần sẽ góp phần ổn định huyết áp, tăng cường lưu thông máu. Lý do vì sao sẽ được phân tích trong phần dưới đây.
Nghiên cứu chứng minh gừng có tác dụng làm giảm huyết áp cao

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale - họ Gừng Zingiberaceae, là dược liệu chứa tinh dầu, được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau. Theo y học cổ truyền nước ta, gừng tươi còn gọi là sinh khương, chữa cảm mạo phong hàn, làm ấm dạ dày trong trường hợp đầy trướng bụng, không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh.

Những nghiên cứu gần đây đã đưa ra bằng chứng cho thấy tác dụng có lợi trên huyết áp của gừng. Các bằng chứng cụ thể được thu thập có thể kể đến như sau:

  • Theo nghiên cứu được đăng tải trên trang Nutrition.gov, các nhà khoa học đã phát hiện ra việc sử dụng gừng hàng ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ huyết áp cao và bệnh mạch vành. 
  • Nghiên cứu trên trang Pubmed: Phân tích 6 thử nghiệm lâm sàng về vấn đề “Bổ sung gừng có hạ huyết áp không?” cho kết quả như sau: Việc sử dụng gừng hàng ngày làm giảm cả huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu với nhóm người có độ tuổi trung bình ≤ 50 tuổi và lượng gừng sử dụng ≥ 3g/ngày. Huyết áp tối đa trung bình giảm 6,36mmHg, huyết áp tối thiểu trung bình giảm 2,12mmHg.

Như vậy, gừng hoàn toàn có thể sử dụng cho người cao huyết áp. Khi trời chuyển lạnh, sử dụng nước gừng nóng để ngâm chân rất tốt. Vì gừng giã nát kết hợp với nước ấm sẽ giúp giải lạnh và làm ấm cơ thể.

Nghien-cuu-cho-thay-gung-nguoi-huyet-ap-cao-co-the-ngam-chan-nuoc-gung.webp

Nghiên cứu cho thấy gừng người huyết áp cao có thể ngâm chân nước gừng

Ngâm chân bằng nước gừng giúp giảm huyết áp là sự thật

Ngâm chân bằng nước gừng giúp hạ huyết áp theo 2 cơ chế là giãn mạch và giúp tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng, giảm áp lực lên thành mạch. 

Trước hết, ta cần tìm hiểu về cơ chế bệnh sinh của cao huyết áp. Về vấn đề này, GS.TS Dương Trọng Hiếu có chia sẻ chuyên môn như sau: Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Vì vậy, nó chịu sự ảnh hưởng của 4 yếu tố:

- Sức co bóp của tim: Tim càng co bóp mạnh, áp lực tác động lên thành mạch càng lớn.

- Độ đàn hồi của thành mạch: Nếu thành mạch mềm, độ đàn hồi tốt thì dòng máu sẽ lưu thông dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu thành mạch bị cứng, xơ vữa, độ đàn hồi kém sẽ làm cản trở dòng máu lưu thông, từ đó làm cho huyết áp cao lên.

- Thể tích tuần hoàn: Bình thường thể tích máu lưu thông trong cơ thể từ 4-5l, khi thể tích này tăng làm huyết áp cũng tăng lên.

- Chất lượng tuần hoàn: Độ nhớt của máu sẽ thay đổi nếu các thành phần trong máu thay đổi. Khi độ nhớt của máu tăng, sẽ dẫn đến cao huyết áp và ngược lại.

Tuy chỉ tiếp xúc ngoài da chân, nhưng nước gừng ấm thông qua phương pháp ngâm có thể giúp các huyệt đạo ở lòng bàn chân được lưu thông, giãn các mạch máu và giúp huyết áp giảm xuống từ từ. Như vậy, ngâm chân nước gừng nóng đã tác động vào 2 yếu tố gây tăng huyết áp là thành mạch và chất lượng máu, giúp tuần hoàn lưu thông tốt hơn. 

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: Người bị huyết áp cao có ngâm chân nước gừng được không?”. Và với những dẫn chứng trên đây, có thể khẳng định, người bị huyết áp cao nên ngâm chân bằng nước gừng 3-5 lần/tuần hoặc hàng ngày để ổn định huyết áp, đặc biệt là vào mùa đông. 

Nguoi-huyet-ap-cao-co-the-su-dung-nuoc-gung-nong-de-ngam-chan.webp

Người huyết áp cao có thể sử dụng nước gừng nóng để ngâm chân

Người huyết áp cao uống nước gừng có thể gây đột quỵ - Đúng hay sai?

Người tăng huyết áp uống nước gừng có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh ở người bị đột quỵ não dạng chảy máu. Nhưng lại tốt cho người bị đột quỵ dạng có cục máu đông.

Tăng huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ (tai biến mạch máu não) nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Đây là tình trạng xảy ra khi mạch máu não bị vỡ hoặc tắc lại. 

Gừng lại có tác dụng làm chậm quá trình đông máu, ngăn tiểu cầu kết dính với nhau. Nếu sử dụng gừng trong trường hợp tai biến tắc mạch thì rất tốt do tránh hình thành cục máu đông mới. 

Tuy nhiên, không thể sử dụng gừng trong trường hợp tai biến vỡ mạch do gừng làm chậm quá trình đông máu, thậm chí làm nặng hơn tình trạng chảy máu. Đây mới là tình trạng cần chống chỉ định với gừng. 

Nhìn chung, khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đột quỵ (khó nói, khó hiểu, khó nhìn, khó di chuyển và tê liệt mặt, cánh tay hoặc chân) không nên tự ý xử lý, di chuyển nhiều và uống nước gừng khi chưa rõ nguyên nhân. Điều cần làm là để người bệnh nghỉ ngơi yên tĩnh, thở đều và báo ngay cho cơ sở y tế nhanh nhất để được cấp cứu kịp thời.

Hướng dẫn cách ngâm chân nước gừng giúp hạ huyết áp

Theo y học cổ truyền, ngâm chân nước nóng, nước thuốc là một trong những liệu pháp giúp nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, ngâm chân sao cho đúng, giúp hạ huyết áp thì rất ít người biết. Dưới đây là một số phương pháp ngâm chân bằng nước gừng giúp hiệu quả hạ huyết áp đạt được cao hơn.

Ngâm chân nước gừng truyền thống

Công thức ngâm chân bằng nước gừng truyền thống: 

  • Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, nước sạch.
  • Chuẩn bị nước gừng ngâm chân: Có thể cắt gừng thành từng lát mỏng, xay nhuyễn hoặc giã nhỏ. Đun 1 lít nước đến khi nóng ấm rồi thả gừng vào. Đun tiếp với lửa nhỏ trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp, lấy xuống. Không đun lửa quá to, quá sôi để tránh làm mất tinh dầu trong gừng.
  • Chuẩn bị chậu ngâm: Đổ nước gừng vừa chuẩn bị ra chậu ngâm chân, thêm nước để điều chỉnh đến nhiệt độ phù hợp. 
  • Ngâm chân: Rửa sạch bàn chân và ngâm chân trong nước gừng ấm khoảng 15-20 phút. Có thể chuẩn bị thêm một phích nước nóng để thêm nước giúp duy trì nhiệt độ thích hợp.

Khi ngâm chân bằng nước gừng truyền thống, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Nhiệt độ nước ngâm chân: Nhiệt độ nước khi ngâm chân bằng nước gừng khoảng 40°C đến 45°C. Không nên chọn nhiệt độ quá nóng sẽ làm tổn thương da ở bàn chân khi ngâm, quá lạnh sẽ ít lấy được các tinh chất từ gừng. 
  • Thời điểm ngâm chân: Mỗi ngày nên ngâm chân 2 lần, vào khoảng 10 giờ sáng và trước khi đi ngủ. Ngâm chân nước gừng nóng trước khi đi ngủ, ngoài cải thiện huyết áp, còn giúp cơ thể thoải mái, lưu thông máu tốt và giúp bạn có một giấc ngủ ngon, sâu giấc hơn.
  • Tư thế ngâm chân: Cần ngồi sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất. Ghế ngồi cần có điểm tựa lưng, chậu ngâm chân có độ cao phù hợp (>20cm), độ rộng của chậu cần chứa đủ cả 2 chân.

Ngam-chan-nuoc-gung-truyen-thong-giup-ha-huyet-ap.webp

Ngâm chân nước gừng truyền thống giúp hạ huyết áp

Ngâm chân muối gừng

Theo y học cổ truyền, muối giúp làm tăng dẫn thuốc vào trong cơ thể, giúp tăng tính sát khuẩn. Kết hợp muối và gừng ngâm chân không chỉ giúp giảm huyết áp mà còn cải thiện các bệnh xương khớp, hôi chân và chứng mất ngủ. Công thức ngâm chân muối gừng hay được sử dụng như sau:

  • Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, 20g muối trắng, nước sạch
  • Chuẩn bị nước muối gừng: Gừng tươi cũng thái mỏng, đập dập hoặc xay nhuyễn như trên. Sau đó, cho vào 1 lít nước đã được đun nóng cùng với 20g muối. Tiếp tục đun hỗn hợp này trong 15 đến 20 phút với lửa nhỏ. Tắt bếp và lấy xuống.
  • Pha nước muối gừng ngâm chân: Nước muối gừng vừa thu được để nguội hoặc hòa thêm với nước lạnh đến nhiệt độ thích hợp khoảng 40°C đến 45°C. Ngâm chân từ 20 đến 30 phút. Không ngâm nước quá nóng.

Ngam-chan-muoi-gung-cung-la-bien-phap-huu-hieu-cho-nguoi-cao-huyet-ap.webp

Ngâm chân muối gừng cũng là biện pháp hữu hiệu cho người cao huyết áp

Kết hợp gừng và các thảo dược hạ huyết áp khác

Bên cạnh biện pháp ngâm chân nước gừng nóng, nhiều người lựa chọn bổ sung thực phẩm chứa thảo dược giúp nâng cao hiệu quả hạ huyết áp. Trong số những thảo dược tốt cho người huyết áp cao, không thể không nhắc đến cần tây. Nghiên cứu hoàn thành vào năm 2019 tại Đại học Muhammadiyah Kudus đã chứng minh rằng, cần tây không những làm giảm huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương mà còn giúp hạ lipid máu. Bên cạnh đó, cần tây giúp hỗ trợ giảm thiểu các biến chứng tim mạch trên người bệnh cao huyết áp. Tạp chí Kinh tế Việt Nam cũng đã đưa ra kết quả khảo sát: Có đến 92,8% người bệnh hài lòng khi sử dụng sản phẩm có chứa cao cần tây với mục đích ổn định huyết áp. Vì vậy, bổ sung thêm cần tây cho người bệnh cao huyết áp là rất phù hợp.

Bo-sung-can-tay-moi-ngay-ket-hop-ngam-chan-nuoc-gung-giup-on-dinh-huyet-ap.webp

Bổ sung cần tây mỗi ngày kết hợp ngâm chân nước gừng giúp ổn định huyết áp

>>> XEN THÊM: 5 bài thể dục cho người cao huyết áp và cách hạ áp từ thảo dược.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc: “Người huyết áp cao có nên ngâm chân nước gừng không?”. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thêm được những thông tin hữu ích trả lời được băn khoăn về ngâm chân nước gừng cho người bệnh cao huyết áp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cao huyết áp cũng như các bệnh lý tim mạch khác, hãy để lại bình luận phía bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp nhanh chóng cho bạn nhé!

Tài liệu tham khảo

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30972845/

https://www.healthline.com/nutrition/herbs-to-lower-blood-pressure

https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-961/ginger