Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu tác động lên thành mạch cao hơn bình thường. Theo Viện Tim mạch Quốc gia điều tra cho thấy, có đến gần một nửa người bị tăng huyết áp không phát hiện ra mình bị bệnh. Theo đó, để nhận biết sơ bộ mình có bị tăng huyết áp hay không, cần đo huyết áp nhiều lần trong ngày và trong nhiều ngày. Cùng tìm hiểu cách đo huyết áp trong bài viết sau đây.
Tại sao ngày càng nhiều người bị tăng huyết áp?
Bệnh lý tim mạch phổ biến trong cộng đồng hiện nay đó chính là tăng huyết áp. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới thì hiện đã có khoảng 1,5 tỷ người bị tăng huyết áp. Có đến gần 9,4 triệu người mỗi năm bị cướp đi sinh mạng bởi căn bệnh này. Ở nước ta, theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam thì tỷ lệ số người bị tăng huyết áp đang có khuynh hướng tăng lên rõ rệt. Hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ trong 5 người trưởng thành thì lại có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp. Vậy tại sao ngày càng nhiều người mắc bị tăng huyết áp như vậy?
Tăng huyết áp chia làm 2 loại bao gồm:
Tăng huyết áp nguyên phát xảy ra ở hầu hết các trường hợp tăng huyết áp thường không có nguyên nhân. Loại thứ 2 là tăng huyết áp thứ phát xảy ra bởi một số tình trạng sức khỏe liên quan đến thận hoặc tim mạch. Cụ thể:
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai.
- Phụ nữ mang thai hoặc sử dụng các liệu pháp hormone.
- Trẻ em dưới 10 tuổi bị tăng huyết áp thường là do bệnh thận.
Bạn tiềm ẩn nguy cơ tăng huyết áp nếu có một hoặc nhiều yếu tố dưới đây:
- Tuổi: Tuổi càng cao thì khả năng bị chứng cao huyết áp càng gia tăng.
- Giới tính: Phụ nữ sau mãn kinh có nhiều khả năng bị tăng huyết áp hơn và đàn ông dưới 45 tuổi thường mắc bệnh lý này nhiều hơn so với phụ nữ.
- Chủng tộc: Khả năng bị huyết áp cao ở người Mỹ gốc Phi cao hơn so với các chủng tộc khác.
- Tiền sử gia đình: Nếu các thành viên trong gia đình (cha, mẹ hoặc anh chị) bị bệnh tăng huyết áp thì bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh này.
- Những yếu tố khác: Thừa cân, không tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều muối, nghiện rượu, hút thuốc lá, mắc chứng ngưng thở lúc ngủ, căng thẳng,…
Căng thẳng mệt mỏi cũng là nguy cơ gây cao huyết áp
Sự quan trọng của đo huyết áp tại nhà
Đo huyết áp thường xuyên giúp bạn nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình, từ đó xây dựng được chế độ ăn, sinh hoạt để phòng ngừa biến chứng bệnh. Ngoài ra, khi kiểm soát huyết áp bằng cách đo huyết áp tại nhà sẽ giúp người mắc bệnh giảm bớt những áp lực, lo lắng về bệnh tật. Cải thiện tâm trạng góp phần đem lại lợi ích cho người bệnh trong quá trình ổn định huyết áp.
Hiểu được những ưu điểm của việc đo huyết áp tại nhà nhưng nhiều người trẻ tuổi vẫn ỷ lại vào sức trẻ mà không quan tâm đến việc kiểm soát huyết áp của mình. Câu hỏi đặt ra là: Ai cần đo huyết áp tại nhà?
Những người nằm trong độ tuổi từ 30 đến 40 trở lên và đặc biệt là người cao tuổi nên đo huyết áp định kỳ. Ở trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc cao huyết áp thì việc đo huyết áp tại nhà thường xuyên là cần thiết. Để đo huyết áp tại nhà thì người bệnh nên sử dụng một loại máy và có chất lượng tốt để cho kết quả chính xác hơn.
Biến chứng cao huyết áp nếu không điều trị kịp thời
Chứng huyết áp cao nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Các biến chứng thường xảy ra của bệnh tăng huyết áp thường được đề cập đến là:
- Trên tim mạch bao gồm nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh động mạch vành, suy tim,...
- Trên não bao gồm nhũn não, xuất huyết não, tai biến mạch não, tắc mạch máu não,...
- Trên thận có thể xảy ra suy thận, protein niệu, đái ra máu,...
- Tại mắt: Các biến chứng diễn biến theo từng giai đoạn, ban đầu có thể là hoa mắt, nhìn mờ và sau cùng có thể dẫn tới mù lòa.
- Ở các mạch ngoại vi: Tăng huyết áp có thể gây phình mạch, trong đó nguy hiểm nhất là biến chứng rách thành động mạch chủ và có thể dẫn đến tử vong.
Vậy có cách nào để phòng ngừa những biến chứng này? Theo các chuyên gia khuyến cáo, việc xây dựng lối sống hợp lý, khoa học kết hợp với tuân thủ sử dụng thuốc điều trị sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm này. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm những sản phẩm thảo dược trong hỗ trợ cải thiện bệnh. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm có chứa cao cần tây với nhiều công dụng hữu ích. Không chỉ hỗ trợ điều hòa mỡ máu, cao cần tây còn giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao hiệu quả, an toàn.
Các biến chứng tăng huyết áp rất nguy hiểm và không thể xem nhẹ. Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc đo huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi tình hình, từ đó phòng ngừa biến chứng bệnh.
Cần tây hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng của cao huyết áp
>>> Xem thêm: Điều trị cao huyết áp và những lời khuyên hữu ích
Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà chuẩn nhất
Biết đến lợi ích của đo huyết áp nhưng nhiều người vẫn không biết được cách đo huyết áp sao cho đúng nhất. Dưới đây là những lưu ý và quy trình giúp bạn thực hiện đo huyết áp tại nhà đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế:
Nguyên lý đo huyết áp
Đo huyết áp dựa trên nguyên lý bơm hơi căng vào một băng tay bằng cao su, tác động lên trạng thái đập của động mạch vùng cánh tay rồi xả hơi dần ra và ghi lại đáp ứng của mạch. Có hai chỉ số cần phải nghe được trong quá trình đo huyết áp này đó là:
- Huyết áp tâm thu: Là thời điểm máu chảy qua khi băng cao su đang ép mạnh động mạch.
- Huyết áp tâm trương: Là thời điểm máu lưu thông tự do trong lòng động mạch và không còn sức ép của băng cao su.
Lưu ý khi đo huyết áp tại nhà
Khi thực hiện đo huyết áp tại nhà, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
- Người bệnh cần nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước khi đo huyết áp. Tốt nhất nên đo vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, đo cùng một thời điểm trong ngày.
- Tránh đo huyết áp khi vừa mới vận động, vừa ăn no hay quá đói, hút thuốc, uống cà phê hoặc đang quá mệt, đang trong tình trạng căng thẳng tinh thần,... vì những hoạt động này có thể ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp.
- Kiểm tra các bộ phận của máy đo huyết áp trước khi đo để đảm bảo máy đo hoạt động bình thường. Thêm vào đó, người bệnh nên sử dụng một loại máy đo cho tất cả những lần đo để kết quả so sánh ít sai lệch hơn.
- Vị trí thường đo huyết áp là ở động mạch cánh tay. Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định đo huyết áp ở những vị trí khác.
- Khi đang tiến hành bơm căng băng cao su, người bệnh không được dừng lại giữa chừng rồi bơm tiếp vì có thể gây sai lệch chỉ số đo được.
- Khi xả hơi của băng cao su cần xả liên tục cho đến khi cột thủy ngân hoặc kim chỉ về số 0.
- Với máy đo huyết áp điện tử, người bệnh cần phải đo 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau từ 2 - 5 phút rồi lấy kết quả trung bình.
- Nên đo ở cả 2 cánh tay, bên nào có số đo cao thì lấy số đó làm kết quả chính thức.
- Cần ghi chép lại kết quả mỗi lần đo vào sổ để theo dõi.
Quy trình đo huyết áp
Tùy theo mức độ nặng của bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh phải đo huyết áp bao nhiêu lần trong ngày. Cách đo huyết áp đúng theo quy trình của Bộ Y tế được mô tả như sau:
- Kiểm tra thiết bị đo huyết áp của bạn, đảm bảo hoạt động bình thường.
- Người bệnh ngồi đúng tư thế đo huyết áp, lưng tựa vào thành ghế, hai tay để thằng trên mặt bàn và nếp gấp của khuỷu tay ngang với tim, chân chạm sàn.
- Quấn băng cao su lên cánh tay sao cho đủ chặt, bờ dưới của băng tay ở trên nếp gấp khuỷu 2 cm. Vị trí máy đo phải đảm bảo máy hoặc mức 0 của thang đo nằm ngang với tim.
- Nếu sử dụng thiết bị đo huyết áp bằng cơ, phải xác định vị trí động mạch cánh tay trước khi đo để đặt ống nghe. Sau khi bơm hơi vào băng cao su, tiếp tục bơm thêm 30 mmHg sau khi không thấy mạch đập. Sau đó, xả hơi 2-3 mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu chính là lúc nghe thấy tiếng mạch đập đầu tiên và huyết áp tâm trương là khi mất hẳn tiếng mạch đập.
- Nên đo huyết áp tối thiểu mỗi ngày 2 lần. Mỗi lần cách nhau ít nhất từ 1-2 phút. Nếu giá trị huyết áp giữa hai lần đo chênh lệch trên 10 mmHg thì cần đo lại lần thứ ba sau đó ít nhất 5 phút. Chỉ số huyết áp sẽ được tính là giá trị trung bình của hai lần đo sau cùng.
Tư thế thích hợp khi đo huyết áp tại nhà
Huyết áp bình thường sẽ nằm gần với ngưỡng 120/80 mmHg. Tăng huyết áp được xác định khi máy đo cho các chỉ số ≥ 140/90 mmHg.
Nắm rõ cách đo huyết áp tại nhà để xác định nguy cơ tăng huyết áp và đi khám kịp thời sẽ giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh. Đừng quên xây dựng và thực hiện chế độ ăn khoa học, tập luyện đều đặn, kết hợp sử dụng thảo dược hỗ trợ mỗi ngày để giúp huyết áp luôn nằm trong tầm kiểm soát, bạn nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279251/
https://www.cdc.gov/bloodpressure/measure.htm
https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/hypertension-home-monitoring