Ở nhiều người bệnh, chỉ số huyết áp 180 mmHg uống thuốc tây không giảm là vấn đề khá phổ biến. Có thể nói, tình trạng này rất nguy hiểm, dẫn đến nhiều biến chứng khó lường trên các cơ quan. Dưới đây là những gợi ý về cách khắc phục tình trạng này hiệu quả.

Huyết áp 180 mmHg nguy hiểm như thế nào?

Chỉ số huyết áp ở người bình thường là 120/80 mmHg. Nếu con số này vượt quá 140/90 mmHg, áp lực máu lên thành động mạch sẽ ngày càng cao. Điều này dẫn đến làm giảm khả năng đàn hồi của mạch máu kém dần, có nguy cơ nứt vỡ dẫn đến hiện tượng xơ cứng động mạch, tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng như:

  • Đột quỵ, nhồi máu cơ tim: Trung bình trong 10 người mắc chứng tăng huyết áp, có đến 5-6 người bệnh gặp phải hai biến chứng nguy hiểm này.
  • Suy thận: Huyết áp 180 làm áp lực dòng máu thận ngày càng tăng, lâu dần có thể gây suy thận.
  • Biến chứng liên quan đến mắt: Tổn thương võng mạc, xuất huyết đáy mắt, giảm thị lực, thậm chí mù lòa,...
  • Suy tim, cơ tim phì đại,... do tim hoạt động tốn sức hơn để thắng được áp lực lòng mạch, đưa máu đi khắp cơ thể.

huyet-ap-180-mmHg-co-the-gay-dau-tim-suy-tim.webp

Huyết áp 180 mmHg có thể gây đau tim, suy tim

>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc phổ biến: Huyết áp 190 có nguy hiểm không?

Giải pháp cải thiện khi huyết áp 180 mmHg

Dưới đây là một số giải pháp giúp cải thiện tình trạng huyết áp 180 mmHg kéo dài.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Theo nghiên cứu, thói quen sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng đến 80% sức khỏe cơ thể nói chung và chỉ số huyết áp nói riêng. Do vậy, để cải thiện huyết áp, người bệnh cần xây dựng lối sống phù hợp bằng cách:

Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh

Thay vì sử dụng nguồn thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu từ động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm,... Bạn hãy dùng những món nhẹ nhàng, chứa nhiều chất xơ có trong rau củ, ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, sử dụng cá chứa nhiều omega-3 và các loại hạt hạnh nhân, óc chó,... Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn nhiều chuối, cam, bưởi, lê, cà chua, các loại đậu, khoai tây,... để bổ sung lượng chất kali cần thiết giúp điều hòa huyết áp. Hạn chế sử dụng rượu, bia, các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích để kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Duy trì cân nặng ở mức ổn định

Theo các chuyên gia, những người thừa cân, béo phì phải đối mặt với tình trạng tăng huyết áp lớn hơn nhiều lần so với người có mức cân nặng vừa phải. Một trong những cách làm hạ huyết áp hiệu quả với nhóm đối tượng này chính là giảm cân khoa học. Do vậy, hãy theo dõi và kiểm soát cân nặng chặt chẽ để huyết áp có thể duy trì ở mức an toàn.

Tập thể dục giúp ổn định huyết áp tốt hơn

Việc duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày rất có lợi cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ và điều hoà huyết áp hiệu quả. Mỗi ngày, bạn chỉ cần bỏ ra 30 phút vận động nhẹ nhàng như: Tập yoga, đi bộ hoặc bơi lội, tập võ, khiêu vũ,... sẽ giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp một cách đáng kể.

Giữ tinh thần thoải mái

Tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số huyết áp. Để kiểm soát huyết áp, việc giải tỏa căng thẳng bằng cách ngồi thiền thư giãn, nghe nhạc, đọc sách,... cũng là một cách hay.

giai-toa-cang-thang-bang-cach-ngoi-thien-de-on-dinh-huyet-ap.webp

Giải tỏa căng thẳng bằng cách ngồi thiền để ổn định huyết áp

Uống thuốc điều trị tăng huyết áp

Khi các biện pháp không dùng thuốc không còn cho hiệu quả nữa thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng các thuốc tây điều trị. Có thể kể đến các nhóm thuốc thường dùng như:

  • Nhóm thuốc chẹn alpha: Ức chế lượng chất gây tăng huyết áp - noradrenalin nhờ thuốc prazosin.
  • Nhóm thuốc chẹn beta: Điều hoà nhịp tim, hạ huyết áp nhờ ức chế thụ thể beta giao cảm ở tim và mạch ngoại vi. Các thuốc: Atenolol, bisoprolol, metoprolol,...
  • Nhóm thuốc chẹn kênh calci: Ngăn chặn ion calci thâm nhập vào tế bào cơ trơn, từ đó làm giãn mạch, hạ huyết áp. Bao gồm các thuốc: Nifedipin, amlodipin, verapamil,...
  • Nhóm lợi tiểu: Giảm thể tích tuần hoàn, giảm sức cản ngoại vi từ đó làm huyết áp giảm. Các thuốc trong nhóm đó là: Furosemid, hydroclorothiazid,...
  • Nhóm ức chế men chuyển: Ức chế chức năng enzyme ACE, làm giãn mạch và hạ huyết áp bao gồm: Captopril, enalapril, lisinopril,...

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Đối mặt với nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ do tăng huyết áp, nhiều người tìm đến các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ kiểm soát bệnh của mình. Các giải pháp thiên nhiên này vừa an toàn, lành tính lại cho hiệu quả cao. Trong đó, sản phẩm có chứa cao cần tây đang được rất nhiều người lựa chọn. Theo nghiên cứu tại Iran vào năm 2019 cho thấy, N - butylphthalide trong cần tây giúp làm giãn cơ trơn mạch máu từ đó giúp giảm huyết áp. Cần tây chứa các alkaloid, flavonoid và các chất chống oxy hóa như: Vitamin C, beta-carotene và mangan. Các hoạt chất này giúp ngăn chặn chứng viêm tim mạch, stress và tình trạng viêm trong dòng máu - những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch.

Theo khảo sát trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 92,8% người bệnh cảm thấy hài lòng khi kiểm soát huyết áp bằng sản phẩm chứa cao cần tây.

nguoi-co-chi-so-huyet-ap-180-mmHg-nen-bo-sung-can-tay-vao-che-do-an-hang-ngay.webp

Người có chỉ số huyết áp 180 mmHg nên bổ sung cần tây vào chế độ ăn hàng ngày

Những thắc mắc về huyết áp 180 có nguy hiểm không, huyết áp 180 có cao không đã được giải đáp trong bài viết. Chỉ số huyết áp 180 mmHg báo động sức khỏe bạn đang gặp nguy hiểm. Do vậy, người bệnh cần phải sử dụng các thuốc ddieuf trị đều đặn mỗi ngày và sử dụng thêm các thảo dược thiên nhiên để kiểm soát huyết áp của mình tốt hơn. Bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết để được chúng tôi tư vấn thêm và giải đáp những băn khoăn về bệnh tăng huyết áp nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/expert-answers/hypertensive-crisis/faq-20058491

https://www.healthline.com/health/blood-pressure-chart

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4314-hypertension-high-blood-pressure