Nhiều người thắc mắc: Huyết áp 190 có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này và gợi ý cách cải thiện, phòng ngừa huyết áp tăng cao an toàn, hiệu quả.

Huyết áp 190 có nguy hiểm không?

Đối với câu hỏi: “Huyết áp 190 có nguy hiểm không?” thì đáp án chắc chắn là có. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe đã ở mức “báo động đỏ”. Khi đó, người bệnh thường gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm bởi các mạch máu và một số cơ quan nội tạng đã bị tổn thương.

Huyết áp 190 mmHg thường là dấu hiệu của cơn cao huyết áp khẩn cấp hoặc cơn cao huyết áp cấp cứu:

Cao huyết áp khẩn cấp: Xảy ra khi huyết áp tăng cao đột biến với chỉ số từ 180/110 mmHg trở lên, nhưng không làm tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan khác. Nếu sử dụng các thuốc điều trị kịp thời thì chỉ số huyết áp sẽ hạ trong vòng vài giờ sau khi sử dụng.

Cao huyết áp cấp cứu: Khi huyết áp từ 180/120mmHg trở lên, kèm theo các biểu hiện tổn thương các cơ quan khác như: Đau ngực, đau lưng, thở nông, tê/yếu chân tay, người mệt mỏi, vô lực, đột quỵ, thị lực thay đổi, buồn nôn, nôn hoặc rối loạn ngôn ngữ. Tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng nguy hiểm, người bệnh cần được phát hiện, chữa trị kịp thời.

huyet-ap-cao-190-mmHg-gay-ra-nhieu-moi-nguy-hai-cho-suc-khoe-nguoi-benh.webp

Huyết áp cao 190mmHg gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe người bệnh

Làm gì khi huyết áp cao 190 mmHg?

Nếu huyết áp của người bệnh tăng lên 190 mmHg, kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương cơ quan đích như đã nêu ở trên (dấu hiệu của cao huyết áp cấp cứu), cần gọi cấp cứu ngay để được chăm sóc y tế kịp thời, đúng cách, tránh những tổn thương nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Trong thời gian đợi cấp cứu có thể đưa người bệnh vào nơi yên tĩnh, thoáng mát. Ở trường hợp người bệnh đã bị ngất xỉu, cần cởi bỏ mũ, áo gây trở ngại chức năng hô hấp và tiến hành hô hấp nhân tạo kịp thời trong thời gian đợi xe cấp cứu.

Ở trường hợp người bệnh vẫn còn tỉnh táo, hãy đưa người bệnh vào nơi thoáng mát, yên tĩnh, ngồi nghỉ ngơi và đo huyết áp lại. Liên hệ, tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc hạ huyết áp cho lúc này.

>>> Xem thêm: Điều trị cao huyết áp và những lời khuyên hữu ích

Phòng ngừa huyết áp tăng cao

Cách tốt nhất để phòng ngừa huyết áp tăng cao đột ngột là phải kiểm soát chỉ số huyết áp tốt. Những gợi ý giúp người bệnh ổn định huyết áp tốt đó là:

  • Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc, dùng thêm các thuốc khác hay tăng liều dùng.
  • Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày: Muối ăn chứa lượng lớn natri. Theo các chuyên gia tim mạch, người mắc bệnh cao huyết áp hoặc tiền cao huyết áp nên hạn chế dung nạp thêm lượng natri vào cơ thể. Cụ thể, lượng muối dùng hàng ngày nên dưới 2,4g.
  • Tập thể dục thường xuyên: Theo các nghiên cứu, những người tập thể dục từ 30 phút mỗi ngày, 4 ngày mỗi tuần, có chỉ số huyết áp tâm thu giảm 4mmHg và huyết áp tâm trương là 3mmHg.
  • Bỏ hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá có khả năng gây co mạch và làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Việc bỏ hút thuốc lá không những giúp kiểm soát huyết áp mà còn làm tỷ lệ gặp các biến cố tim mạch giảm xuống.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn: Những đồ uống này bao gồm rượu, bia,... Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hạn chế dùng những loại đồ uống này giúp làm giảm chỉ số huyết áp tâm thu trung bình là 3mmHg và huyết áp tâm trương là 2mmHg.
  • Thay đổi thực đơn: Ăn nhiều hoa quả và rau xanh hơn mỗi ngày. Bổ sung thêm nhiều chất xơ, sữa có hàm lượng chất béo thấp như sữa hạt, thịt nạc, canxi, kali, magie. Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý: Những người béo phì đặc biệt là có đi kèm với tăng huyết áp cần phải tiến hành giảm cân. Khi giảm 9kg thì chỉ số huyết áp tâm thu có thể hạ từ 5 - 20 mmHg.
  • Giảm thiểu căng thẳng, stress: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Lượng cortisol tiết ra mỗi khi stress sẽ khiến mạch máu co lại, từ đó làm huyết áp tăng cao hơn. Theo đó, người bệnh nên kiểm soát tâm trạng của mình để tránh huyết áp cao 190 mmHg đột ngột.

han-che-muoi-trong-khau-phan-an-hang-ngay-de-on-dinh-huyet-ap-tot-hon.webp

Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày để ổn định huyết áp tốt hơn

Bên cạnh đó, người mắc bệnh tăng huyết áp cũng nên dùng thêm các sản phẩm thảo dược để kiểm soát huyết áp tốt hơn. Trong đó, sản phẩm với chiết xuất từ cao cần tây đang được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay. Nghiên cứu tại Indonesia vào năm 2019 cho thấy, cao cần tây vừa có khả năng hạ cả huyết áp tâm thu và tâm trương, lại vừa giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Nhờ vậy, huyết áp được duy trì ở mức ổn định, nguy cơ huyết áp cao 190 mmHg cũng được hạn chế. Theo khảo sát trên Tạp chí Kinh tế việt Nam, có 92,8% người bệnh cao huyết áp cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm có chứa cao cần tây.

su-dung-can-tay-moi-ngay-de-ngan-ngua-tinh-trang-huyet-ap-cao-190-mmHg.webp

Sử dụng cần tây mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao 190 mmHg

Bài viết đã trả lời câu hỏi: Huyết áp 190 mmHg có nguy hiểm không? Theo đó, để ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng mà huyết áp cao 190 mmHg gây ra, người bệnh nên thay đổi lối sống, tập luyện thể dục và sử dụng thêm sản phẩm có chứa cao cần tây. Nếu còn băn khoăn về mối nguy cơ tiềm ẩn do huyết áp tăng cao gây ra, bạn đọc hãy để lại số điện thoại dưới bài viết để được chúng tôi tư vấn thêm nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.fda.gov/drugs/special-features/high-blood-pressure-understanding-silent-killer

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/expert-answers/hypertensive-crisis/faq-20058491

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/16563-high-blood-pressure--when-to-seek-emergency-care