Hiện nay, số người bị tăng huyết áp đang gia tăng nhanh chóng. Cùng với đó là những mối nguy cơ tiềm ẩn đe dọa tính mạng do biến chứng tim mạch, đột quỵ. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Muốn hạ huyết áp uống gì thì tốt? Bài đọc dưới đây cung cấp những thông tin về các thức uống phù hợp cho người bị tăng huyết áp và phương pháp kiểm soát bệnh được đánh giá cao bởi các các chuyên gia.

Biểu hiện của huyết áp không ổn định

Huyết áp không ổn định là thuật ngữ dùng để mô tả chỉ số huyết áp của cơ thể lên xuống thất thường. Sự thay đổi này có thể diễn ra đột ngột hoặc trong một thời gian dài.

Đôi khi biểu hiện của huyết áp không ổn định không rõ ràng và bao gồm cả những biểu hiện của cá tăng và hạ huyết áp. Nhưng nếu để ý thì người bệnh có thể thấy những bất thường như:

  • Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu nhất là trong trường hợp thay đổi thời tiết hoặc tư thể đột ngột.
  • Hay choáng váng đầu óc, ù tai.
  • Người mệt mỏi, chân tay run.
  • Các chỉ số huyết áp đo được trên máy thường thay đổi và khó kiểm soát.
  • Mặt đỏ, nhịp tim nhanh, đi kèm với đó là biểu hiện vã mồ hôi.
  • Tình trạng huyết áp không ổn định kéo dài có thể gây ra rối loạn nhịp tim, thành mạch suy yếu, xơ vữa dẫn đến nguy cơ tai biến, nhồi máu cơ tim cao.

huyet-ap-khong-on-dinh-khien-nguoi-benh-xuat-hien-cam-giac-dau-dau.webp

Huyết áp không ổn định khiến người bệnh xuất hiện cảm giác đau đầu

Muốn hạ huyết áp uống gì?

Ở người bệnh tăng huyết áp, nguy cơ gặp phải các biến chứng khi không kiểm soát huyết áp thường xuyên rất cao. Để kiểm soát chỉ số huyết áp thì các thức uống sau sẽ cho hiệu quả rất tốt.

Nước dừa góp phần kiểm soát huyết áp

Nhiều người đặt ra câu hỏi “Cao huyết áp uống nước dừa được không?”. Câu trả lời là có.

Trong nước dừa chứa hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào. Cụ thể, lượng đường có trong nước dừa khá thấp, kèm theo đó là một lượng lớn canxi, kali và chloride. Bổ sung các ion này vào cơ thể giúp cân bằng lại nước - điện giải, góp phần điều hòa huyết áp và giải nhiệt cơ thể rất tốt.

Nước ép dưa hấu tốt cho người bị huyết áp cao

Trong nước ép dưa hấu có chứa các axit amin L - arginine, đây là một chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các thành phần điều phối sức khỏe tim mạch. L - arginine được xem là giải pháp đối với những người bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra, dưa hấu còn chứa hàm lượng lớn các vitamin A, C, B6, chất xơ và lycopene, những chất này có khả năng chống oxy hóa rất tốt, góp phần ngăn ngừa xơ hóa thành mạch máu.

Nước cam rất tốt cho sức khỏe tim mạch

Trong cam chứa một lượng lớn vitamin C, chất này có khả năng chống oxy hóa rất tốt. Đặc biệt, trong cam còn giàu kali - một ion rất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Uống nước cam thường xuyên rất tốt cho sức khỏe tim mạch nói chung và người bệnh tăng huyết áp nói riêng.

Nước chè xanh ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch

Trong chè xanh có chứa hoạt chất là flavonoid, tiêu biểu là catechin và EGCG. Đây là những thành phần tiêu biểu, chống oxy hóa rất tốt. Sử dụng nước chè thường xuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm xơ vữa động mạch và góp phần hạ mỡ máu.

Sữa làm từ các loại đậu giúp ổn định huyết áp

Các loại đậu chứa lượng protein lớn, đặc biệt là đậu nành có tác dụng rất tốt đối với những người bệnh tăng huyết áp. Khi sử dụng sữa đậu nành mỗi ngày góp phần làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch và góp phần ổn định huyết áp.

Nước ép cần tây tốt cho người bị cao huyết áp

Cần tây là loại thực phẩm phổ biến trong những món ăn hàng ngày. Nghiên cứu tại Iran vào năm 2013 cho thấy: Cao cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38 mmHg, thảo dược này chỉ tác động lên tình trạng huyết áp cao mà không gây ảnh hưởng lên chỉ số huyết áp bình thường. Vì thế, cao cần tây không gây tụt huyết áp, đặc biệt rất phù hợp với người bệnh bị tình trạng huyết áp không ổn định. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy: Cao lá cần tây vừa có khả năng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, vừa hỗ trợ làm giảm lipid máu.

Do vậy, việc sử dụng nước ép cần tây sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tăng huyết áp trong quá trình kiểm soát chỉ số huyết áp của mình.

nuoc-ep-can-tay-la-loai-thuc-uong-giup-kiem-soat-huyet-ap-hieu-qua.webp

Nước ép cần tây là loại thức uống giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả

>>> Xem thêm: Ăn uống gì để hạ huyết áp nhanh? Top 20 đồ ăn thức uống cần dùng mỗi ngày

Các cách kiểm soát huyết áp tại nhà

Cách kiểm soát huyết áp tại nhà bao gồm cả việc sử dụng các loại đồ ăn, thức uống tốt cho sức khỏe và thay đổi thói quen sinh hoạt. Một số gợi ý cho người bệnh trong việc kiểm soát huyết áp tại nhà như:

  • Hạn chế đồ ăn quá mặn, các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ và đồ ăn chế biến sẵn.
  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế tối đa sử dụng rượu, bia, cà phê và các chất kích thích.
  • Chăm chỉ tập luyện thể thao với cường độ nhẹ nhàng thường xuyên.
  • Thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp của mình bằng các máy đo huyết áp tại nhà.
  • Tuân thủ sử dụng các thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và đi tái khám định kỳ để phát hiện các vấn đề sức khỏe kịp thời.

Bên cạnh việc thay đổi những thói quen trong ăn uống và sinh hoạt, người bệnh cũng nên kết hợp các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược góp phần kiểm soát huyết áp của mình. Theo đó, các sản phẩm có chiết xuất từ cao cần tây kết hợp với cao hoàng bá, cao lá dâu tằm cho hiệu quả rất tốt trong việc ổn định huyết áp. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng hài lòng với sản phẩm có thành phần chính là cao cần tây lên đến 92,8%.

tap-luyen-the-thao-thuong-xuyen-gop-phan-cai-thien-tinh-trang-tang-huyet-ap.webp

Tập luyện thể thao thường xuyên góp phần cải thiện tình trạng tăng huyết áp

Như vậy, tăng huyết áp tiến triển thầm lặng và có nguy cơ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Muốn hạ huyết áp uống gì luôn là câu hỏi mà nhiều người đưa ra. Bài viết đã cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về thức uống giúp hạ huyết áp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để được chúng tôi tư vấn thêm nhé!

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/drinks-to-lower-blood-pressure

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322284

https://www.nhs.uk/conditions/high-blood-pressure-hypertension/prevention/