Trong những năm gần đây, rất nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của hệ thống miễn dịch trong việc điều hòa huyết áp. Về nguyên tắc, các nghiên cứu này sẽ xác định khả năng thích ứng của miễn dịch trong các mô hình thử nghiệm tăng huyết áp (di truyền, nhạy cảm với muối và angiotensin II) ở người. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ rõ hơn về vấn đề này.

Mối liên quan giữa hệ miễn dịch và huyết áp

Hệ miễn dịch chính là hệ thống được cấu tạo từ những tế bào đặc biệt, protein, mô và các cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể chống lại vi trùng và vi sinh vật có hại. Bạch cầu được xếp vào nhóm tế bào quan trọng của hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch tiêu diệt những yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua rất nhiều bước được gọi là phản ứng miễn dịch. 

Khi chức năng hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus và nhiều chất độc tấn công cơ thể. Bên cạnh đó, stress khiến cơ thể tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể dễ mắc bệnh trong đó có các bệnh về hệ tim mạch và chứng tăng huyết áp.

he-mien-dich-giup-dieu-hoa-huyet-ap.webp

Hệ miễn dịch giúp điều hòa huyết áp

Phát hiện mới giúp điều hòa huyết áp của hệ miễn dịch

Một nghiên cứu trên chuột của các nhà khoa học người Ý thuộc Viện IRCCS Neuromed đã phát hiện một loại protein có trong lá lách có vai trò trong việc kích hoạt phản ứng miễn dịch, đồng thời gây tăng huyết áp ở chuột. Loại protein này được gọi là yếu tố tăng trưởng nhau thai (PIGF). Họ hy vọng, phát hiện này mở ra hướng điều trị mới giúp điều hòa huyết áp.

Một nghiên cứu của GS. Giusepe Lempo và cộng sự được công bố ở tạp chí Immunity cho thấy, chuột thiếu PIGF do biến đổi gen không bị tăng huyết áp sau khi truyền angiotensin II - thụ thể gây tăng huyết áp vào cơ thể chúng. Nhóm chuột này cũng được lựa chọn và bảo vệ khỏi nguy cơ huyết áp cao do tổn thương tại thận và tim. Hơn nữa, sự thiếu hụt PIGF cũng ngăn sự di chuyển của tế bào T từ lá lách vào máu, xâm nhập vào mạch máu và thận - nơi biểu hiện chứng tăng huyết áp. Thí nghiệm cũng chứng tỏ rằng, PIGF ở lách giữ vai trò quan trọng trong việc kích hoạt tế bào T, làm khởi phát chứng tăng huyết áp.

Điều hòa huyết áp nhờ sử dụng thuốc

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh lý huyết áp, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc khác nhau. Dưới đây là 5 nhóm thuốc điều hòa huyết áp mà người bệnh thường được bác sĩ kê đơn:

Nhóm thuốc ức chế men chuyển

Các thuốc nằm trong nhóm này có cơ chế hoạt động là ức chế enzym ACE  - một loại enzym có vai trò xúc tác chuyển hóa Angiotensin I thành Angiotensin II, là một chất gây co mạch. Khi quá trình chuyển hóa này bị ức chế sẽ giảm hiện tượng co mạch ở người bệnh, từ đó máu lưu thông sẽ dễ hơn, giảm áp lực dòng máu.

Một số thuốc nằm trong nhóm ức chế men chuyển thường được dùng là: Lisinopril, Captopril, Perindopril, Enalapril,...

Nhóm thuốc lợi tiểu

Cơ chế tác động lên bệnh tăng huyết áp của các thuốc lợi tiểu nói chung là làm giảm lượng nước ứ đọng trong cơ thể từ đó giảm thể tích tuần hoàn, giảm sức cản ngoại vi. Nhờ vậy, thuốc giúp làm giảm huyết áp.

Hiện nay, người bệnh tăng huyết áp sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu sau để kiểm soát bệnh như: Spironolactone, Hydrochlorothiazide, Furosemide,...

Nhóm thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II

Như đã nói ở trên, thụ thể Angiotensin II có tác dụng gây co mạch, khiến sự lưu thông máu khó khăn hơn. Khi ức chế thụ thể này, sẽ giúp làm giảm áp lực dòng máu tác động lên thành mạch ở người mắc bệnh tăng huyết áp. Các thuốc được kể đến như: Losartan, Valsartan, Telmisartan,...

Nhóm thuốc chẹn kênh canxi

Nhóm thuốc này thường được sử dụng để điều hòa huyết áp cho người bệnh cao tuổi có đi kèm với đau thắt ngực. Các hoạt chất trong nhóm như: Nifedipin, Amlodipin, Verapamil,...

Nhóm thuốc ức chế beta giao cảm

Sự ức chế beta giao cảm ở tim của nhóm thuốc này sẽ giúp làm chậm nhịp tim từ đó giúp điều hòa huyết áp. Những hoạt chất nằm trong nhóm thuốc này như: Metoprolol, Atenolol, Bisoprolol,...

cac-thuoc-tay-y-giup-dieu-hoa-huyet-ap.webp

Các thuốc tây y giúp điều hòa huyết áp

>>> Xem thêm: Điều trị cao huyết áp và những lời khuyên hữu ích

6 lời khuyên giúp phòng ngừa tăng huyết áp

Không phải dùng thuốc mà chính những thói quen sống lành mạnh có thể giúp cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, phòng ngừa tăng huyết áp. Cụ thể:

  • Tập thể dục: Lười vận động khiến cho cơ thể cảm thấy uể oải, làm yếu đi hệ miễn dịch và sức đề kháng. Người bệnh chỉ cần thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản ví dụ như đi bộ, đạp xe cũng góp phần kích thích tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu. Từ đó, giúp giải phóng hormone endorphin có tác dụng giảm đau, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn chặn tăng huyết áp.
  • Giảm cân: Khi cân nặng cơ thể được kiểm soát và giữ ở mức hợp lý thì nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe tim mạch sẽ giảm đi. Đặc biệt, ở những người béo bụng thì khả năng gặp phải chứng tăng huyết áp cao hơn so với những người bình thường.
  • Ăn uống lành mạnh: Thừa cân kéo sức khỏe và hệ miễn dịch giảm xuống. Do đó, hợp lý hóa chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể. Người bệnh nên bổ sung các loại rau củ và hoa quả giàu vitamin, chất chống oxy hóa như súp lơ, bông cải xanh, táo, chuối, các loại đậu,... Ngoài ra, tỏi và một số loại nấm cũng có khả năng kháng khuẩn và tăng cường đề kháng cơ thể rất tốt.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ chính là thời gian để cơ thể cũng như các cơ quan được nghỉ ngơi. Thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và dễ mắc một số bệnh, trong đó có tăng huyết áp.
  • Kiểm soát căng thẳng: Thực hành thiền hoặc tập yoga là cách để giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Không lạm dụng chất kích thích, rượu, bia: Những chất này có khả năng gây ức chế hoạt động của các tế bào bạch cầu, từ đó làm giảm đề kháng cơ thể và suy yếu chức năng miễn dịch.

Sử dụng thảo dược điều hòa huyết áp

Bên cạnh việc dùng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt thì người bệnh có thể dùng thảo dược điều hòa huyết áp. Trong số những thảo dược hữu ích này phải kể đến là cần tây và tỏi.

Cần tây có chứa các thành phần Apigenin giúp làm giãn mạch, tăng khả năng đàn hồi của mạch máu. Ngoài ra, Cần tây còn góp phần điều hòa nhịp tim, góp phần làm hạ mỡ máu. Đặc biệt, thảo dược này góp phần điều hòa huyết áp thông qua cơ chế chính là làm giảm thể tích tuần hoàn, giảm sức cản ngoại vi.

Tỏi có chứa thành phần Allicin có khả năng ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho trái tim, từ đó hỗ trợ điều hòa nhịp tim. Đồng thời, tỏi còn có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu, làm giảm xơ vữa và tăng tính đàn hồi thành mạch, từ đó giúp điều hòa huyết áp.

su-dung-toi-va-can-tay-giup-ho-tro-dieu-hoa-huyet-ap-hieu-qua.webp

Sử dụng tỏi và cần tây giúp hỗ trợ điều hòa huyết áp hiệu quả

Như vậy, đứng trước những tác nhân gây hại thì hệ miễn dịch luôn có những tác động để bảo vệ cơ thể. Đặc biệt, khi huyết áp tăng lên thì hệ miễn dịch cũng sẽ có những cơ chế để điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, khi huyết áp tăng quá cao, hoặc người bệnh không chú trọng việc bảo vệ sức khỏe thì hệ miễn dịch cũng khó có thể cân bằng lại được. Vì vậy, bạn hãy bảo vệ cơ thể mình, dùng thuốc điều độ và sử dụng thêm các thảo dược để điều hòa huyết áp nhé!

Nếu bạn còn những thắc mắc, băn khoăn nào cần được giải đáp thì hãy để lại số điện thoại dưới bài viết để được chúng tôi tư vấn thêm nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6477925/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3955090/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK538509/