Tăng huyết áp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là người cao tuổi. Cao huyết áp có hai loại gồm: Tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn đọc tìm hiểu về tình trạng huyết áp cao thứ phát.

Tăng huyết áp thứ phát là gì?

Cũng giống như tăng huyết áp tình trạng này cũng được xác định khi chỉ số huyết áp tăng trên 140/90 mmHg trong thời gian dài. Tuy nhiên, tăng huyết áp thứ phát lại xảy ra với những nguyên nhân được xác định rõ ràng như: Bệnh thận, bệnh nội tiết... Theo thông tin từ Hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), có từ 5 - 10% số người bị tăng huyết áp là thứ phát. Tình trạng này có thể được kiểm soát nếu như phát hiện và xử lý nguyên nhân gây ra bệnh, nhờ đó sẽ giảm được nguy cơ biến chứng nặng trên tim, thận, động mạch, mắt và não.

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Theo các bác sĩ tim mạch, tăng huyết áp thứ phát không có những biểu hiện rõ ràng, rất khó có thể chẩn đoán bệnh thông qua thăm hỏi các triệu chứng. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng tăng huyết áp thứ phát thường thấy trên người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết

Tuy những biểu hiện triệu chứng của bệnh tăng huyết áp không rõ ràng, nhưng bạn cũng cần để ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể và đi khám kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng xảy ra sau này. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng tăng huyết áp thứ phát đó là: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, người mệt mỏi thường xuyên, đánh trống ngực, tim đập nhanh, mặt nóng bừng…

>>> Xem thêm: Những triệu chứng cao huyết áp người bệnh cần lưu ý

Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát

Bệnh thường xảy ra với những nguyên nhân tăng huyết áp sau:

  • Bệnh thận do tiểu đường: Khi người bệnh bị đái tháo đường, hệ thống lọc ở thận có thể bị ảnh hưởng và gây ra ứ đọng tuần hoàn, tăng huyết áp.
  • Bệnh thận đa nang: Những khối u nang thận có thể ức chế hoạt động của cơ quan này và gây tăng huyết áp.
  • Suy thận, viêm cầu thận: Hoạt động lọc máu và thải trừ những độc tố ra bên ngoài sẽ bị ảnh hưởng nếu chức năng thận bị suy giảm, hay thận bị viêm nhiễm. Điều này gây ứ trệ tuần hoàn và làm huyết áp tăng lên.
  • Hẹp động mạch: Mạch máu tới thận bị tắc nghẽn, khiến máu ứ trệ và là nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát.

Hẹp động mạch có thể làm tăng huyết áp thứ phát

Hẹp động mạch có thể làm tăng huyết áp thứ phát

  • Hội chứng cushing: Việc sử dụng các thuốc corticoid trong điều trị cũng gây tăng huyết áp thứ phát.
  • Cường aldosteron: Khi sự sản xuất aldosteron ở tuyến thượng thận tăng lên sẽ làm cho thận giữ lại nhiều muối, nước và tăng thải trừ kali, từ đó gây tăng huyết áp thứ phát.
  • U tủy thượng thận: Khối u kích thích tuyến thượng thận sản xuất lượng lớn hormon adrenalin và noradrenalin có thể gây huyết áp cao.
  • Bệnh lý tuyến giáp như: Suy giáp, cường giáp. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hoặc quá nhiều hormon sẽ gây ra tình trạng tăng huyết áp.
  • Nguyên nhân khác: Chứng ngưng thở khi ngủ, phụ nữ mang thai, dùng thuốc, cường cận giáp, béo phì...

Cường giáp là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát

Cường giáp là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát

Ai có nguy cơ bị tăng huyết áp thứ phát?

Nếu có những yếu tố nguy sau đây, thì khả năng bạn gặp phải tình trạng tăng huyết áp thứ phát sẽ cao hơn so với những người bình thường.

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì thành mạch càng trở nên xơ cứng hơn, điều này khiến máu lưu thông khó hơn và tăng huyết áp có thể xảy ra.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có xu hướng bị tăng huyết áp cao hơn so với người da vàng hoặc da trắng.
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị tăng huyết áp thì nguy cơ bạn gặp phải tình trạng huyết áp cao cũng lớn hơn.
  • Béo phì: Béo phì làm gia tăng lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch từ đó gây tăng huyết áp thứ phát.
  • Chế độ ăn không hợp lý: Theo đó, người thường xuyên ăn nhiều muối, đồ nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn.
  • Lười vận động: Điều này làm gia tăng nguy cơ béo phì - yếu tố gây tăng huyết áp thứ phát.
  • Thường xuyên bị stress, căng thẳng: Việc này khiến lượng cortisol sản sinh ra nhiều hơn, từ đó khiến huyết áp tăng lên.

Người béo phì có nguy cơ cao bị tăng huyết áp thứ phát

Người béo phì có nguy cơ cao bị tăng huyết áp thứ phát

Biến chứng tăng huyết áp thứ phát

Cũng giống như huyết áp cao nói chung, tăng huyết áp cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời và đúng cách. Một số biến chứng phổ biến của tăng huyết áp thứ phát như:

Tổn thương thành mạch

Áp lực dòng máu tăng lên, sự lưu thông máu trở nên khó khăn hơn dẫn đến khả năng tích tụ cholesterol lên thành mạch cũng cao hơn. Bên cạnh đó, tăng huyết áp thứ phát cũng khiến cho khả năng đàn hồi và sự dẻo dai của thành mạch kém hơn. Lâu dần, các mảng xơ vữa sẽ hình thành, làm tổn thương thành mạch, dòng máu lưu thông ngày càng khó khăn hơn và có thể dẫn đến phình động mạch, đứt mạch máu.

Tổn thương lớn đến trái tim

Huyết áp tăng cao, sự lưu thông máu kém hơn khiến tim phải co bóp mạnh hơn để thắng được áp lực dòng máu và bơm máu đi tới các mô trong cơ thể. Tăng huyết áp thứ phát lâu ngày sẽ khiến cho cơ tim phì đại. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim rất nguy hiểm. Trong trường hợp các mảng xơ vữa bị nứt, vỡ thì khả năng hình thành huyết khối trong lòng động mạch dễ hơn, gây tắc và dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Tăng huyết áp thứ phát có thể gây ra biến chứng nguy hiểm trên hệ tim mạch

Tăng huyết áp thứ phát có thể gây ra biến chứng nguy hiểm trên hệ tim mạch

Tổn thương não bộ

Tăng huyết áp thứ phát lâu ngày làm cho khả năng cung cấp máu đến các tế bào não trở nên kém hơn. Do đó, các hoạt động bình thường của não bộ cũng bị ảnh hưởng với những biểu hiện: Cơn thiếu máu não thoáng qua, suy giảm trí nhớ, thậm chí là đột quỵ não, đứt mạch máu não.

Tổn thương thận

Tăng áp lực lên màng lọc cầu thận khiến cho khả năng lọc máu cũng kém hơn, nguy cơ ứ đọng chất cặn bã, chất độc cũng cao hơn, từ đó dễ gây viêm nhiễm hơn. Thận hoạt động nhiều hơn do áp lực dòng máu đến thận tăng cao dễ dẫn đến suy thận.

>>> Xem thêm: Cải thiện biến chứng tăng huyết áp lên tim bằng sản phẩm thảo dược

Điều trị huyết áp cao thứ phát

Bước đầu tiên trong điều trị tăng huyết áp thứ phát đó là điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt. Theo đó, người bệnh nên ăn nhiều rau, quả tươi, hạn chế bia rượu, thuốc lá, cà phê, muối ăn và tập luyện thường xuyên với cường độ nhẹ nhàng, vừa phải.

Khi các biện pháp không dùng thuốc không cho hiệu quả thì người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định thêm những thuốc điều trị bao gồm:

  • Nhóm thuốc lợi tiểu: Hydrochlorothiazide, furosemid, spironolacton...
  • Thuốc ức chế kênh canxi: Amlodipine, felodipine, lacidipine, nicardipine, verapamil.
  • Thuốc ức chế men chuyển: Captopril, benazepril, enalapril, perindopril, imidapril, lisinopril.
  • Thuốc tác động lên hệ renin-angiotensin: Candesartan, irbesartan, losartan, telmisartan, valsartan, atenolol, bisoprolol, metoprolol...

Người bệnh cần dùng thuốc thường xuyên để kiểm soát huyết áp

Người bệnh cần dùng thuốc thường xuyên để kiểm soát huyết áp

>>> Xem thêm: Thuốc hạ huyết áp và những thông tin cần lưu ý

Phòng ngừa cao huyết áp thứ phát

Để ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp thứ phát, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:

Tăng cường hoạt động thể lực

Hoạt động thường xuyên sẽ góp phần làm tăng nhịp thở, nhịp tim qua đó giúp cải thiện khả năng hoạt động của trái tim. Điều này góp phần làm giảm áp lực lên thành động mạch từ đó giúp hạ huyết áp.

Giảm cân để phòng ngừa tăng huyết áp thứ phát

Béo phì, thừa cân sẽ làm cho nguy cơ tăng cholesterol máu cao hơn. Lúc này khả năng tích tụ các phân tử mỡ máu gây ra các mảng xơ vữa sẽ ngăn cản dòng máu lưu thông và làm huyết áp tăng lên. Do đó, giảm cân rất có ích trong việc phòng ngừa huyết áp cao.

Bổ sung nhiều kali và ít natri

Theo khoa học, kali làm giảm áp lực trong mạch máu của bạn. Tuy nhiên, bổ sung nhiều kali có thể gây hại cho thận, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng kali trong chế độ ăn của bạn. Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) khuyến cáo, chế độ ăn DASH (chế độ ăn kiêng để ngăn chặn cao huyết áp) giúp giảm dung nạp muối vào cơ thể.

Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn

Các thực phẩm chế biến sẵn phổ biến như thịt nguội, pizza, súp đóng hộp, khoai tây chiên chứa lượng lớn muối. Cắt giảm hoặc thậm chí không dùng những thực phẩm này giúp phòng ngừa tăng huyết áp thứ phát tốt hơn.

Ngừng hút thuốc lá, thuốc lào

Về lâu dài, các chất hóa học trong thuốc lá và thuốc lào có thể gây tăng huyết áp bằng cách làm tổn thương thành mạch máu, gây thu hẹp động mạch. Động mạch trở nên kém đàn hồi và xơ vữa làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Bỏ thuốc lá sẽ giúp kiểm soát huyết áp và giảm biến chứng tim mạch

Bỏ thuốc lá sẽ giúp kiểm soát huyết áp và giảm biến chứng tim mạch

Giảm stress quá mức

Khi căng thẳng, cơ thể tiết ra một lượng lớn hormone cortisol. Điều này gây tác động lớn đến chỉ số huyết áp của bạn. Do vậy, việc giảm căng thẳng rất có lợi đối với sức khỏe và đặc biệt là huyết áp.

Bổ sung thêm các thảo dược hạ huyết áp

Hiện nay, để phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp thứ phát, nhiều người lựa chọn sản phẩm thiên nhiên. Trong đó, sản phẩm với chiết xuất từ cao cần tây cho hiệu quả kiểm soát huyết áp rất tốt và an toàn. Theo nghiên cứu tại Iran vào năm 2013, cao cần tây có khả năng hạ chỉ số huyết áp rất tốt. Tác dụng này kéo dài ngay cả khi không còn dùng thảo dược này một thời gian nhờ vào hoạt chất N - butylphthalide. Không chỉ vậy, cao cần tây còn có khả năng làm giảm mỡ máu rất hiệu quả. Theo khảo sát trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 92,8% người bệnh cao huyết áp cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa cao cần tây.

Ngoài cao cần tây, sản phẩm có sự kết hợp thêm các thành phần như: Chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, nattokinase, cao lá dâu tằm cho tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp rất tốt. Sử dụng sản phẩm với sự kết hợp những thành phần thảo dược trên rất có ích trong việc phòng ngừa chứng tăng huyết áp thứ phát.

Phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp thứ phát nhờ dùng cần tây mỗi ngày

Phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp thứ phát nhờ dùng cần tây mỗi ngày

Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng bệnh xảy ra với những nguyên nhân được xác định rõ ràng. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể chịu tác động bởi những yếu tố nguy cơ khác. Do vậy, để phòng ngừa biến chứng và cải thiện tình trạng tăng huyết áp thứ phát, bạn nên sử dụng sản phẩm chiết xuất từ cao cần tây mỗi ngày. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì về tăng huyết áp, bạn đọc vui lòng để lại số điện thoại phía bên dưới để được chuyên gia của chúng tôi tư vấn trực tiếp nhé!

 

Tài liệu tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544305/

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21128-secondary-hypertension

https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/secondary-hypertension-causes