Huyết áp cao gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Do đó, việc kiểm soát huyết áp là điều rất cần thiết. Theo đó, các biện pháp giúp ổn định huyết áp bao gồm: Thay đổi lối sống, dùng các thuốc điều trị và sử dụng thảo dược hỗ trợ.
Tại sao phải kiểm soát huyết áp?
Huyết áp chính là áp lực của máu lên thành động mạch. Ở người khoẻ mạnh, chỉ số huyết áp trung bình là 120/80mmHg. Nếu con số này bị dao động quá lớn hoặc quá nhỏ thì lúc này, huyết áp đã bị mất ổn định. Trong đó có chứng cao huyết áp, được xác định khi huyết áp trên 140/90mmHg trong thời gian dài.
Tình trạng tăng huyết áp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng như: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, khó chịu, hồi hộp, tim đập nhanh, loạn nhịp, mặt đỏ, đổ mồ hôi.
Bên cạnh đó các biến chứng bệnh có thể xảy ra như: Hẹp động mạch vành, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, cơ tim bị phì đại, xuất huyết não, suy thận, mạch máu võng mạc mắt bị thương tổn, giảm thị lực, thậm chí là mù lòa. Ở những trường hợp nặng, người bệnh có thể bị đột quỵ ngay tại chỗ. Do vậy, chỉ số huyết áp phải luôn được kiểm soát và thường xuyên theo dõi.
Kiểm soát huyết áp giúp làm giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt
7 cách kiểm soát huyết áp tại nhà
Rất nhiều người bệnh quan tâm về các phương pháp kiểm soát huyết áp tại nhà. Theo các chuyên gia, ở giai đoạn đầu của cao huyết áp, người bệnh có thể chưa phải dùng thuốc. Thay vào đó, họ chỉ cần thực hiện một số biện pháp thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống cũng góp phần kiểm soát huyết áp rất tốt.
Giảm cân để kiểm soát huyết áp
Thực tế đã chứng minh rằng những người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc chứng tăng huyết áp. Những người béo phì có lượng mỡ trong máu lớn hơn so với người bình thường. Do vậy, nguy cơ các phân tử mỡ tích tụ tại thành mạch càng cao hơn. Điều này lại góp phần cản trở sự lưu thông mạch máu khiến cho huyết áp ngày một tăng hơn. Do đó, việc kiểm soát cân nặng để kiểm soát huyết áp là rất cần thiết.
Để giảm cân tại nhà hiệu quả, mỗi người nên có một chế độ ăn uống lành mạnh bằng những bữa ăn chứa nhiều nguồn chất tốt như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, hoa quả,... Đi kèm với đó, người bệnh nên loại bỏ và hạn chế đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, kết hợp với luyện tập thể thao đều đặn như: Tập cardio, yoga, chạy bộ nhẹ nhàng, bơi,...
Ổn định huyết áp bằng cách ăn giảm muối
Theo nghiên cứu, nếu nạp quá 2300 mg natri (khoảng 1 thìa cà phê muối) vào cơ thể mỗi ngày sẽ làm tăng huyết áp một cách đáng kể. Muối chứa lượng natri lớn, khi đưa vào cơ thể sẽ làm mất cân bằng các ion khiến chức năng lọc của thận bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, ăn nhiều muối sẽ kích thích trung tâm khát, điều này khiến người bệnh muốn uống nhiều nước hơn. Từ đó, làm gia tăng thể tích tuần hoàn - nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Vậy nên hãy giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Hoặc bạn có thể thay thế muối bằng những hương liệu tốt cho sức khoẻ, vừa đảm bảo hương vị lại không gây hại đến cơ thể nói chung, góp phần kiểm soát huyết áp.
Hạn chế uống bia, rượu
Bia, rượu là những chất tác động trực tiếp lên thần kinh trung ương. Khi sử dụng, các loại đồ uống này sẽ kích thích gây co mạch, từ đó khiến sự lưu thông máu khó hơn và huyết áp cũng tăng lên. Lạm dụng bia, rượu sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nói chung và hoạt động của hệ tim mạch nói riêng. Do đó, hãy hạn chế sử dụng bia rượu.
Hạn chế bia rượu giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả
Uống cà phê vừa phải
Cà phê là thức uống khá được ưa chuộng, đặc biệt là đối với những người bận rộn, cần duy trì sự tỉnh táo trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều, cà phê sẽ khiến cơ thể mất cân bằng, gây ra các tác dụng phụ như suy nhược thần kinh, kích thích thần kinh dẫn đến đau đầu, nhạy cảm, một số trường hợp bị stress hoặc gây nghiện.
Đồng thời, hàm lượng caffeine trong cà phê có thể tác động làm chỉ số huyết áp ở những người không sử dụng thường xuyên từ 8-10 mmHg. Vì thế, để kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh nên sử dụng cà phê một cách hợp lý. Nếu cần dùng, hãy pha loãng, cho ít đường và không nên uống quá 6 tách (tương đương 600ml) cà phê mỗi ngày.
Vận động thể lực để ổn định huyết áp
Việc tập thể dục hằng ngày không những nâng cao sức khoẻ mà còn giải quyết vấn đề huyết áp không ổn định rất hiệu quả. Có được lợi ích như vậy là do khi vận động, hệ hô hấp hoạt động nhiều hơn, nhịp tim tăng lên, lượng máu trong lòng mạch lưu thông tốt hơn.
Nhờ vậy, tinh thần trở nên thoải mái hơn, huyết áp cũng dần trở về ngưỡng ổn định. Bạn chỉ cần bỏ ra 30 phút mỗi ngày để tập các bài tập thể thao phù hợp như chạy bộ, đạp xe, lướt ván, bơi lỗi, tập yoga, khiêu vũ. Đối với người cao tuổi hoặc những trường hợp sức khỏe suy giảm, có thể đi bộ nhẹ nhàng vừa giúp bớt căng thẳng lại góp phần kiểm soát huyết áp.
Theo dõi huyết áp và đi khám thường xuyên
Không chỉ những người mắc bệnh tăng huyết áp, mà mỗi chúng ta đều cần phải theo dõi sức khỏe nói chung và chỉ số huyết áp nói riêng mỗi ngày. Theo dõi các chỉ số này được thực hiện thông qua các loại máy đo huyết áp. Kiểm soát huyết áp bằng cách này giúp bạn nắm bắt được tình trạng bệnh của mình và có những biện pháp xử trí kịp thời. Đồng thời, người bệnh nên đi khám bác sĩ định kỳ 6-12 tháng/lần để đảm bảo tình trạng sức khỏe nằm trong mức kiểm soát được.
Sử dụng thảo dược giúp kiểm soát huyết áp
Có rất nhiều loại thảo dược được lựa chọn để làm giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh tăng huyết áp. Trong đó, cần tây là gợi ý rất hiệu quả dành cho bạn. Theo nghiên cứu tại Iran vào năm 2013 cho thấy, cần tây có khả năng hạ chỉ số huyết áp hiệu quả nhờ hoạt chất N-butylphthalide. Thảo dược này không gây hạ huyết áp quá mức, đặc biệt không độc ngay cả khi dùng với liều cao lên đến 5000 mg/kg cân nặng. Cũng tại Iran, vào năm 2019, một nghiên cứu lại cho thấy, cần tây có tác dụng làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch rất tốt.
Hiện nay, nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm chứa cao cần tây để kiểm soát huyết áp của mình. Theo đó, sản phẩm kết hợp cao cần tây với các thảo dược khác như: Hoàng bá, lá dâu tằm, tỏi, nattokinase,... vừa cho hiệu quả cao lại vừa an toàn đối với người dùng. Kết quả của khảo sát trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, có 92,8% người bệnh cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa cần tây trong việc ổn định huyết áp.
Cần tây có khả năng kiểm soát huyết áp hiệu quả
>>> Xem thêm: Điều trị cao huyết áp và những lời khuyên hữu ích
Như vậy, tăng huyết áp gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là tính mạng người bệnh. Do đó, kiểm soát huyết áp là điều tối cần thiết. Bên cạnh việc dùng thuốc, người mắc cũng nên áp dụng những biện pháp ổn định huyết áp tại nhà để cải thiện bệnh. Nếu còn băn khoăn về bệnh tăng huyết áp cũng như cách kiểm soát bệnh, bạn đọc vui lòng để lại số điện thoại dưới bài viết để được chúng tôi tư vấn thêm nhé!
Tài liệu tham khảo
https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/how-to-lower-blood-pressure
https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension/lower-it-fast